• Trang chủ
  • Thủ tục hành chính
    • Tra cứu TTHC
    • Tra cứu Hồ Sơ trực tuyến
  • Thông tin tổng quan
    • Thông tin chung
    • Tổ chức bộ máy
    • Lịch sử văn hóa
    • Di tích – Danh thắng
  • Xin ý kiến Văn Bản
  • Cổng thông tin điện tử tỉnh Hải Dương
  • Hoạt động sở - ban - ngành
Thứ 3, ngày 6 tháng 6 năm 2019

Quy định mới về tiếp nhận, quản lý, sử dụng tiền công đức

Cập nhật: 01/02/2023 2:38:00 CH

Bộ Tài chính vừa ban hành Thông tư số 04/2023/TT-BTC hướng dẫn quản lý, thu chi tài chính cho công tác tổ chức lễ hội và tiền công đức, tài trợ cho di tích và hoạt động lễ hội, có hiệu lực thi hành từ ngày 19/3/2023.


Ảnh minh họa.

Thông tư 04/2023/TT-BTC quy định rõ về tiếp nhận tiền công đức, tài trợ. Theo đó, tiền công đức, tài trợ cho di tích và hoạt động lễ hội bao gồm các khoản hiến, tặng cho, tài trợ của tổ chức, cá nhân cho việc bảo vệ, phát huy giá trị di tích và hoạt động lễ hội dưới hình thức bằng tiền (tiền mặt và chuyển khoản); bằng các loại giấy tờ có giá, kim khí quý, đá quý theo quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

Việc quản lý, thu chi tiền công đức, tài trợ cho di tích và hoạt động lễ hội được quy định cụ thể như sau: Đối với việc tiếp nhận tiền công đức, tài trợ, có thể mở tài khoản tiền gửi tại Kho bạc Nhà nước hoặc ngân hàng thương mại để phản ánh việc tiếp nhận, quản lý và sử dụng tiền công đức, tài trợ cho di tích và hoạt động lễ hội theo hình thức chuyển khoản, phương thức thanh toán điện tử.

Với việc tiếp nhận tiền mặt: Cử người tiếp nhận, mở sổ ghi chép đầy đủ số tiền đã tiếp nhận. Đối với tiền trong hòm công đức (nếu có), định kỳ hằng ngày hoặc hằng tuần thực hiện kiểm đếm, ghi tổng số tiền tiếp nhận. Đối với các khoản tiền đặt không đúng nơi quy định, không phù hợp với việc thực hiện nếp sống văn minh tại di tích được thu gom để kiểm đếm hoặc bỏ vào hòm công đức để kiểm đếm chung.

Đối với số tiền mặt tạm thời chưa sử dụng thì gửi vào tài khoản mở tại Kho bạc Nhà nước hoặc ngân hàng thương mại để bảo đảm việc quản lý an toàn, minh bạch các khoản công đức, tài trợ cho di tích và hoạt động lễ hội đã tiếp nhận.

Đối với việc tiếp nhận giấy tờ có giá: Mở sổ ghi tên giấy tờ có giá, số tiền ghi trên giấy tờ có giá, tổ chức phát hành. Tổ chức, cá nhân là chủ sở hữu hoặc được giao quản lý, sử dụng di tích chịu trách nhiệm về quản lý và sử dụng giấy tờ có giá, bao gồm thanh toán trước hạn hoặc thanh toán khi đến hạn, tùy theo yêu cầu quản lý và nguyện vọng của tổ chức, cá nhân hiến, tặng cho (nếu có).

Tiếp nhận kim khí quý, đá quý: Mở sổ ghi tên kim khí quý, đá quý và giá trị tương ứng theo tài liệu do tổ chức, cá nhân hiến, tặng cho cung cấp. Tổ chức, cá nhân là chủ sở hữu hoặc được giao quản lý, sử dụng di tích chịu trách nhiệm về quản lý và sử dụng kim khí quý, đá quý, bao gồm tổ chức bán đấu giá, bán cho ngân hàng thương mại hoặc đưa vào lưu giữ, trưng bày tại di tích, tùy theo yêu cầu quản lý và nguyện vọng của tổ chức, cá nhân hiến, tặng cho (nếu có).

Đối với quản lý, sử dụng tiền công đức, tài trợ cho di tích đồng thời là cơ sở tôn giáo: Người đại diện cơ sở tôn giáo tự quyết định và chịu trách nhiệm về tiếp nhận, quản lý, sử dụng tiền công đức, tài trợ cho việc bảo vệ, phát huy giá trị di tích và hoạt động lễ hội, bảo đảm phù hợp với quy định của pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo, pháp luật về di sản văn hóa và pháp luật khác có liên quan.

Quản lý, sử dụng tiền công đức, tài trợ cho di tích đồng thời là cơ sở tín ngưỡng: Người đại diện cơ sở tín ngưỡng tự quyết định và chịu trách nhiệm về tiếp nhận, quản lý, sử dụng tiền công đức, tài trợ cho việc bảo vệ, phát huy giá trị di tích và hoạt động lễ hội, bảo đảm phù hợp với quy định của pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo, pháp luật về di sản văn hóa và pháp luật khác có liên quan.

Quản lý, sử dụng tiền công đức, tài trợ cho di tích thuộc sở hữu tư nhân: Chủ sở hữu di tích tự quyết định và chịu trách nhiệm về tiếp nhận, quản lý, sử dụng tiền công đức, tài trợ cho việc bảo vệ, phát huy giá trị di tích và hoạt động lễ hội, bảo đảm phù hợp với quy định của pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo, pháp luật về di sản văn hóa và pháp luật khác có liên quan.

Nguồn: BT

Tin bài liên quan
  • Ngày chuyển đổi số tỉnh Hải Dương năm 2023: Kết nối, chia sẻ dữ liệu hướng tới hoàn thiện Chính phủ số, phát triển kinh...
  • Diễn tập thực chiến bảo đảm an toàn thông tin mạng tỉnh Hải Dương
  • Tổ chức cuộc thi sáng tác kịch bản sân khấu tuyên truyền về hệ giá trị gia đình và phòng, chống bạo lực gia đình năm...
  • 15 ca mắc sốt xuất huyết Dengue
  • Cục Thuế tỉnh triển khai tháng cao điểm hỗ trợ người nộp thuế thực hiện việc quyết toán thuế năm 2022.
Tin bài đã đăng
  • Ngày chuyển đổi số tỉnh Hải Dương năm 2023: Kết nối, chia sẻ dữ liệu hướng tới hoàn thiện Chính phủ số, phát triển kinh...
  • Diễn tập thực chiến bảo đảm an toàn thông tin mạng tỉnh Hải Dương
  • UBND tỉnh họp phiên thường kỳ tháng 3 (lần 3)
  • Tổ chức cuộc thi sáng tác kịch bản sân khấu tuyên truyền về hệ giá trị gia đình và phòng, chống bạo lực gia đình năm...
  • Tăng cường, nâng cao hiệu quả công tác cải cách hành chính trên địa bàn tỉnh
Thông tin tra cứu
  • Khung giá đất trên địa bàn tỉnh
  • Thông tin đấu thầu - đấu giá
  • Danh bạ các Sở - Ban - Ngành
  • Danh bạ UBND các Huyện TP-TX
  • Số điện thoại cần biết
  • Chương trình, đề tài KHCN
  • Thông tin thời tiết
Hệ thống văn bản
  • CSDL Quốc gia về văn bản pháp luật
  • Văn bản chính phủ
  • Văn bản UBND tỉnh ban hành
  • Văn bản QPPL tỉnh Hải Dương
  • Công báo Hải Dương
  • Hệ thống quản lý văn bản điều hành
  • Thủ tục hành chính tỉnh Hải Dương
  • Cơ sở dữ liệu quốc gia về TTHC
Bản đồ tỉnh
Thống kê truy cập

Hôm nay: 3615

Tổng lượng truy cập: 17858070

CỔNG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ TỈNH Hải dương

Cơ quan chủ quản: Ủy ban nhân dân tỉnh Hải Dương

Trưởng Ban Biên tập: Ông Nguyễn Minh Hùng - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hải Dương

Cơ quan thường trực: Văn phòng UBND tỉnh Hải Dương

Đơn vị thực hiện: Trung tâm Công nghệ thông tin - Văn phòng UBND tỉnh Hải Dương

Địa chỉ: Số 45 Quang Trung - TP Hải Dương

Điện thoại: 0220.3837 444 - Fax: 0220.3853 601 - Email: haiduong@chinhphu.vn, ubndthd@gmail.com

Đăng nhập​

​