Đó là một trong những chỉ tiêu được nêu ra trong Kế hoạch thực hiện Đề án phát triển nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu sản xuất kinh doanh, góp phần xây dựng Hải Dương trở thành tỉnh công nghiệp hiện đại vào năm 2030 vừa được UBND tỉnh ban hành.
Phấn đấu đến năm 2025 tỷ lệ lao động qua đào tạo được cấp chứng chỉ đạt 33%.
Theo Kế hoạch, mục tiêu đề ra phát triển nguồn nhân lực của tỉnh Hải Dương đảm bảo quy mô, cơ cấu, chất lượng đáp ứng yêu cầu của doanh nghiệp. Phấn đấu đào tạo lực lượng lao động có trình độ, có kĩ năng, kĩ thuật, tác phong công nghiệp, văn hóa và ý thức kỷ luật cao để xây dựng Hải Dương trở thành tỉnh công nghiệp hiện đại vào năm 2030.
Phấn đấu đến năm 2025, tỷ lệ lao động qua đào tạo được cấp chứng chỉ đến năm 2025 đạt 33%. 20% đến 25% học sinh tốt nghiệp THCS tiếp tục học tập tại các Trung tâm GDNN – GDTX, trong đó 95% được đào tạo nghề song song với học văn hóa; 30% đến 35% học sinh tốt nghiệp Trung học phổ thông (THPT) tiếp tục học tập tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp đào tạo trình độ trung cấp, cao đẳng. Phấn đấu quy mô tuyển sinh đại học và trên đại học của tỉnh đạt 25.000 sinh viên, Quy mô tuyển sinh giáo dục nghề nghiệp (GDNN) giai đoạn 2021 – 2025 đạt 192.100 người; ít nhất 85% người học có việc làm hoặc có năng suất, thu nhập cao hơn sau đào tạo. Phấn đấu duy trì tỷ lệ thất nghiệp chung ở mức dưới 3%, tỷ lệ thất nghiệp khu vực thành thị dưới 4%; Đến năm 2025 tỷ lệ thiếu việc làm dưới 2%. Lực lượng lao động phổ thông, lao động giản đơn trong doanh nghiệp còn dưới 65%. Phấn đấu bình quân mỗi năm, mỗi doanh nghiệp tổ chức từ 02 đến 04 hoạt động văn hoá, văn nghệ, thể dục thể thao tập trung cho công nhân, người lao động; 50% doanh nghiệp mới thành lập, cụm, khu công nghiệp có địa điểm, nhà tập luyện thể dục thể thao đơn giản, đảm bảo tổ chức được một số hoạt động thi đấu thể thao (bóng bàn, bóng chuyền, cầu lông…).
Để đạt được các mục tiêu trên, Kế hoạch đề ra 8 nội dung cần thực hiện bao gồm: Tuyên truyền, nâng cao nhận thức của cấp ủy, chính quyền các cấp, các ngành và toàn thể xã hội về phát triển nguồn nhân lực; Phát triển thị trường lao động, tạo thị trường lao động trên môi trường số để gắn kết nhu cầu của doanh nghiệp trong tỉnh với nguồn cung lao động trong và ngoài tỉnh; Cơ cấu lại nguồn nhân lực, quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục đại học, cơ sở GDNN gắn với quy hoạch phát triển tỉnh Hải Dương nhằm tận dụng tối đa các nguồn nhân lực phát triển: Đổi mới, nâng cao chất lượng đào tạo giáo dục đại học, GDNN; Đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực cho chủ doanh nghiệp, cán bộ quản lý của doanh nghiệp nhỏ và vừa; Hỗ trợ đời sống cho người lao động; Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện pháp luật lao động và giáo dục đại học, giáo dục nghề nghiệp; Thực hiện một số cơ chế, chính sách phát triển nguồn nhân lực./.
Nguồn: BBT
Hôm nay: 6300
Tổng lượng truy cập: 19490896