Theo đó, Sở Giáo dục và Đào tạo yêu cầu Phòng Giáo dục và Đào tạo chỉ đạo Hiệu trưởng các trường Mầm non, Tiểu học, THCS thuộc phạm vi quản lý; Giám đốc Trung tâm GDTX-Ngoại ngữ, tin học tỉnh; Giám đốc Trung tâm GDNN-GDTX các huyện, thị xã, thành phố và Hiệu trưởng các trường Trung học phổ thông xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện đầy đủ, nghiêm túc các nội dung của Thông tư số 18/2023/TT- BGDĐT ngày 26/10/2023 của Bộ Trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo hướng dẫn xây dựng trường học an toàn, phòng, chống tai nạn thương tích trong cơ sở giáo dục phổ thông, giáo dục thường xuyên; Thông tư số 45/2021/TT-BGDĐT ngày 31/12/2021 của Bộ Trưởng Bộ Giáo dục và Đào quy định về việc xây dựng trường học an toàn, phòng, chống tai nạn thương tích trong cơ sở giáo dục mầm non; Thông tư số 06/2022/TT-BGDĐT ngày 11/5/2022 của Bộ trươntr Bộ GDĐT hướng dẫn trạng bị kiến thức, kỹ năng về phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ cho học sinh, sinh viên trong các cơ sở giáo dục.
Bên cạnh đó, cần hướng dẫn các đơn vị trực thuộc thực hiện nghiêm túc các yêu cầu của Sở Giáo dục và Đào tạo tại công văn số 1739/SGDĐT-VP ngày 26/9/2023 về tăng cường công tác bảo đảm an toàn trường học. Chủ động phối hợp với các cơ quan chuyên môn ở địa phương tiến hành rà soát cơ sở vật chất trường, lớp học để đánh giá lại chất lượng công trình; bảo đảm thực hiện đầy đủ các quy định về môi trường giáo dục an toàn theo quy định của Nghị định số 80/2017/NĐ-CP ngày 17/7/2012 của Chính phủ; Kiên quyết không sử dụng các công trình đã hết niên hạn sử dụng, không đảm bảo an toàn theo quy định. Khi có thiên tai xảy ra, thường xuyên theo dõi diễn biến mưa lũ, giữ mối liên hệ chặt chẽ với các lực lượng cứu hộ ở địa phương để kịp thời ứng phó khi có sự cố xảy ra; lên phương án đảm bảo an toàn cho giáo viên, học sinh khi đến trường; chủ động các biện pháp phòng tránh mưa ngập, lên phương án đảm bảo an toàn các công trình trường học, cây xanh trong khioon viên nhà trường; di dời máy móc, thiết bị dạy học, tài liệu, hồ sơ lên tầng cao hoặc chuyển đến nơi không có nguy cơ ngập lụt để tránh hư hại.
Tiếp tục quán triệt thực hiện có hiệu quả Kế hoạch số 424/KH-SGDĐT ngày 03/4/2023 của Sở GDĐT về việc triển khai công tác phòng, chống tai nạn, thương tích, đuối nước đối với trẻ em, học, học sinh năm 2023; Kế hoạch số 186/KH-SGDĐT ngày 03/3/2023 của Sở Giáo dục và Đào tạo về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng, cháy, chữa cháy; Công văn số 796/SGDĐT-VP ngày 01/7/2022 của Sở GDĐT về việc bảo đảm an toàn giao thông và phòng tránh tai nạn thương tích đối với trẻ em. Tăng cường công tác giáo dục, trang bị, hướng dẫn cho học sinh kiến thức, kĩ năng phòng, tránh tai nạn thương tích, tai nạn giao thông, đuối nước…, các tệ nạng xã hội xâm nhập học đường, chú trọng đề phòng tình trạng bạo lực học đường. Tăng cường kiếm tra, giám sát các điểm có nguy cơ mất an toàn cao như cháy nổ, ngập, sạt lở trong các cơ sở giáo dục, đặc biệt khu ký úc xá, các phòng thí nghiệm…Chủ động xây dựng phương án phòng ngừa, bảo đảm an toàn phòng cháy, chữa cháy trong các cơ sở giáo dục.
Tăng cường biện pháp bảo đảm an toàn thực phẩm trong các cơ sở giáo dục theo các nội dung tại Kế hoạch số 2286/KH-SGDĐT ngày 05/12/2023 của Sở GDĐT thực hiện công tác y tế trường học năm 2023-2024; Công văn số 366/SGDĐT-VP ngày 24/3/2023 của Sở GDĐT về việc tăng cường biện pháp bảo đảm an toàn thực phẩm trong các cơ sở giáo dục. Tăng cường kiểm soát chặt chẽ nguồn gốc thực phẩm, bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm trong trường học.
Phối hợp chặt chẽ với cha mẹ học sinh và các cơ quan chức năng tại địa phương khuyến cáo học sinh không sử dụng và có biện pháp ngăn chặn thực phẩm đồ uống không có nhãn mác, không có nhãn phụ bằng tiếng Việt theo quy định để phòng ngừa ngộ độc thực phẩm và phòng chống tiền chất ma tuý có trong thực phẩm và các sản phẩm thuốc lá mới, các chất kích thích, gây nghiện ở học sinh.
Tăng cường hoạt động tư vấn, hỗ trợ học sinh. Thiết lập và công khai đường dây nóng để kịp thời nắm bắt thông tin liên quan đến học sinh, giáo viên và nhà trường.