Đăng nhập

Cổng thông tin điện tử tỉnh Hải Dương

23/4/2023  |  English  |  中文

Kỳ thú Đảo Cò

Nằm cách TP Hải Dương khoảng 30 km, khu du lịch sinh thái Đảo Cò ở xã Chi Lăng Nam (Thanh Miện) như một viên ngọc sáng nằm giữa bốn bề xanh ngát. Hàng trăm năm qua, nơi đây đã trở thành nơi trú ngụ của khoảng 20.000 con cò, vạc.

​Nằm cách TP Hải Dương khoảng 30 km, khu du lịch sinh thái Đảo Cò ở xã Chi Lăng Nam (Thanh Miện) như một viên ngọc sáng nằm giữa bốn bề xanh ngát. Hàng trăm năm qua, nơi đây đã trở thành nơi trú ngụ của khoảng 20.000 con cò, vạc.

Liên quan đến hồ An Dương thuộc khu du lịch sinh thái Đảo Cò lưu truyền một câu chuyện đầy kỳ bí. Anh Lê Xuân Đến ở Tổ dịch vụ cho biết, xưa kia vùng hồ An Dương vốn là khu ruộng trũng rộng vài trăm mẫu. Ở giữa cánh đồng này có một gò đất cao nên nhân dân đã xây dựng lên một ngôi đền nhỏ. Cuối thế kỷ XVII, lũ lụt liên tiếp xảy ra đã nhấn chìm toàn bộ làng mạc. Ngôi đền trên gò đất cũng biến mất từ đó nhưng xung quanh lại hình thành một hồ nước rộng mênh mông. Sau này, từng đàn cò, vạc ở khắp nơi tụ về sinh sống tạo nên Đảo Cò.

Đảo Cò giữa bốn bề xanh ngát​​​

Image

Image

Image

Image

Image

Ngày đó, người trong làng An Dương bắt đầu truyền tai nhau những câu chuyện ly kỳ về Đảo Cò. Có năm người làng An Dương thấy hồ lắm tôm, nhiều cá nên thuê phường chài ở tỉnh Hà Nam về đánh bắt. Vì không tin vào lời dặn của các cụ trong làng nên những người này thản nhiên giăng lưới mà không thắp hương xin phép bà chúa Vực (người được dân làng tôn sùng là người bảo vệ Đảo Cò). Ngay lần đầu tiên thả lưới đã bị vướng, không tài nào kéo lên được. Một người đàn ông tên Câu đã nhảy xuống hồ gỡ lưới nhưng mất tăm. Mấy ngày sau người dân mới tìm thấy xác ông Câu trên mặt hồ.

Nhiều người trong làng còn đồn đoán dưới lòng hồ An Dương vẫn ẩn giấu nhiều bí mật.​

Những câu chuyện có phần ly kì, những di tích đang tồn tại cùng thời gian càng tôn thêm vẻ đẹp của Đảo Cò...Image

...nơi trú ngụ của hàng chục nghìn cò, vạc và nhiều loài chim khác, được bảo vệ bởi sức mạnh của tự nhiên

Image

​​​Khu du lịch sinh thái Đảo Cò không chỉ có ý nghĩa về mặt sinh thái mà còn có ý nghĩa về mặt lịch sử. Vào thế kỷ thứ VI, khu vực Đảo Cò thuộc trang An Dương, quận Giao Chỉ từng là căn cứ của nghĩa quân Triệu Quang Phục chống giặc Lương. Những năm 1885 - 1889, Đảo Cò nằm trong vùng hoạt động của nghĩa quân Nguyễn Thiện Thuật trong cuộc khởi nghĩa Bãi Sậy... Xung quanh Đảo Cò còn có nhiều di tích gắn liền với các thời kỳ lịch sử như: chùa Nam, lầu bà Chúa Vực...

1.jpg

Những câu chuyện kỳ bí về Đảo Cò được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác nên dân làng An Dương không ai dám bắt cò, vạc về chơi hay ăn thịt. Ai cũng có ý thức bảo vệ và phát triển đàn cò, vạc. Cũng nhờ vậy mà Đảo Cò ngày càng có nhiều loài chim quý hiếm về trú ngụ. "Nhiều năm qua, nhân dân địa phương luôn coi cò, vạc như là tài sản chung nên ra sức bảo vệ, giữ gìn. Đến nay, nơi đây đã trở thành ngôi nhà của 52 loài chim thuộc 12 bộ, 30 họ, 42 giống với tổng đàn lên đến 20.000 con", chị Hoa cho biết.​​

thiet-ke-chua-co-ten-18.jpg

Năm 2014, khu du lịch sinh thái Đảo Cò tại xã Chi Lăng Nam được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch xếp hạng danh lam thắng cảnh cấp quốc gia. Trải qua nhiều biến cố thời gian, các đảo nhỏ trong quần thể Đảo Cò đã dấu hiệu bị sạt lở và bị thu hẹp. Năm 2018, UBND tỉnh đã đầu tư 45,5 tỷ đồng để phát triển và bảo tồn Đảo Cò. Từ đây đảo nhân tạo 4C được xây dựng với mục đích mở rộng không gian sống cho các loài cò, vạc. Để có Đảo Cò như hiện nay, một số hộ dân có đất, có nhà trên đảo đã tự nguyện nhường đất, di chuyển nhà cửa để làm nơi trú ngụ cho cò, vạc.

"Năm 2003, 7 hộ chúng tôi đã để lại toàn bộ nhà cửa cùng hơn 2.000 m2 đất ở nhường chỗ để mở rộng khu du lịch sinh thái Đảo Cò. Đảo 3B ngày nay chính là mảnh đất tiên tổ của chúng tôi xưa kia. Trên đảo này hiện vẫn còn lăng mộ tổ của dòng họ", ông Nguyễn Đăng Huy (80 tuổi) cho biết.

2.jpg 

2(1).jpg​​

Những năm qua, đội tự quản còn tích cực phối hợp với các đơn vị, tổ chức phát động Tết trồng cây, thu gom rác thải... để cải tạo lại môi trường sống tại Đảo Cò. Ngoài bảo vệ môi trường, đội tự quản còn tổ chức các đợt tuần tra để bắt, xua đuổi các loại thiên địch của cò, vạc non như: rắn, diều hâu; cứu cò, vạc bị dính bẫy chuột. Vào mùa sinh sản, đội luôn có mặt tại các đảo để sửa lại tổ cò và nhặt những con non bị rơi xuống đất.

​​​Được sự che chở, đùm bọc của nhân dân địa phương nên số lượng cò, vạc tại Đảo Cò ngày càng sinh sôi nảy nở.