Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn: Chủ trì, phối hợp với Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố, thị xã tăng
cường theo dõi, nắm bắt diễn biến tình hình nuôi cá lồng trên sông; tăng cường
chỉ đạo, hướng dẫn người nuôi thực hiện các biện pháp phòng, chống, khắc phục
tình trạng cá chết; Chủ động xây dựng quy trình kỹ thuật hướng dẫn nuôi cá
lồng bè trên sông; thống kê tổng hợp số lượng, chủng loại cá chết.
Phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường và các cơ quan, đơn vị liên
quan xác định nguyên nhân gây thiếu oxy trong nước; Tăng cường công tác
quan trắc, cảnh báo môi trường nuôi thủy sản.
Phối hợp với Sở Tài chính nghiên cứu, đề xuất cơ chế hỗ trợ thiệt hại,
khôi phục sản xuất, hỗ trợ kinh phí thực hiện xử lý tiêu hủy, kinh phí xác định
nguyên nhân cá chết. Sở Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối với các Sở: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Khoa học
và Công nghệ và các cơ quan, đơn vị liên quan xác định nguyên nhân gây thiếu
oxy trong nước. Tiếp tục thực hiện quan trắc chất lượng nguồn nước trên các tuyến sông,
tập trung tại các khu vực có nuôi cá lồng bị chết; thông báo kết quả quan trắc
hàng ngày đến Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Ủy ban nhân dân các
huyện, thành phố, thị xã để thông tin tới người nuôi.
Chủ trì, phối hợp với Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố, thị xã, các
đơn vị liên quan, tổ chức rà soát các nguồn thải vào các khu vực sông có nuôi cá
lồng.
Sở Tài chính chủ trì, phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông
thôn và các đơn vị liên quan nghiên cứu, đề xuất cơ chế hỗ trợ thiệt hại, khôi
phục sản xuất, hỗ trợ kinh phí thực hiện xử lý tiêu hủy, kinh phí xác định
nguyên nhân cá chết.
Chi nhánh Ngân hàng nhà nước tỉnh Hải Dương chỉ đạo các tổ chức tín
dụng nghiên cứu, xem xét có cơ chế ưu đãi cho vay vốn để khôi phục sản xuất
đối với các hộ có cá nuôi lồng bị chết.
Đài Khí tượng thủy văn tỉnh Hải Dương thông tin kịp thời các biến động
bất thường của thời tiết, khí tượng, thủy văn để người dân chuẩn bị ứng phó.
Các tổ chức khai thác công trình thủy lợi tăng cường kiểm tra, kiểm
soát việc xả chất thải, nước thải vào hệ thống công trình thủy lợi trong phạm vi
quản lý; Kịp thời chia sẻ thông tin điều hành, tình hình diễn biến ô nhiễm nguồn
nước của hệ thống công trình thủy lợi kịp thời đến UBND cấp huyện và các sở,
ngành, đơn vị liên quan để chủ động phối hợp chỉ đạo sản xuất.
UBND tỉnh yêu cầu Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tăng cường theo
dõi, nắm bắt diễn biến tình hình nuôi cá lồng trên sông; tăng cường chỉ đạo,
hướng dẫn người nuôi thực hiện các biện pháp phòng, chống, khắc phục tình
trạng cá chết; xây dựng quy trình kỹ thuật hướng dẫn nuôi cá lồng bè trên sông.
Chỉ đạo, phân công cán bộ chuyên môn bám sát cơ sở, phối hợp với các
xã để hướng dẫn, hỗ trợ người dân biện pháp khắc phục và thu gom cá chết để
xử lý.
Chỉ đạo bố trí địa điểm để người dân tập kết cá chết, chuẩn bị trang thiết
bị, vật tư, hóa chất khử trùng và cán bộ hướng dẫn thực hiện tiêu hủy cho người
dân đảm bảo vệ sinh môi trường.
Phối hợp với Sở Tài nguyên Môi trường xác định nguyên nhân gây thiếu
oxy trong nước; rà soát các nguồn thải vào các khu vực sông có nuôi cá lồng;
thông báo kết quả quan trắc môi trường hàng ngày tới người nuôi cá lồng; thông
tin kịp thời đến tổ chức dùng nước, người dân sản xuất nông nghiệp về tình
trạng ô nhiễm nguồn nước (nếu có), khuyến cáo các biện pháp sử dụng nước phù
hợp.
Tăng cường kiểm tra, kiểm soát việc xả chất thải, nước thải vào hệ thống
công trình thủy lợi trên địa bàn; phối hợp với các tổ chức khai thác công trình
thủy lợi nắm bắt thông tin điều hành, tình hình diễn biến ô nhiễm nguồn nước của hệ thống công trình thủy lợi.