- Chủ trì, phối hợp với các thành viên Ban chỉ đạo tỉnh và các cơ quan liên quan tổ chức triển khai thực hiện các nhiệm vụ phòng, chống HIV/AIDS năm 2024 trên địa bàn theo các nội dung Kế hoạch.
- Đôn đốc, chỉ đạo, tổ chức kiểm tra, giám sát, đánh giá các đơn vị y tế trong việc triển khai các hoạt động chuyên môn đảm bảo thực hiện hoàn thành các chỉ tiêu của Chính phủ, Bộ Y tế giao.
- Phối hợp với các sở, ngành có liên quan tổ chức tuyên truyền, tập huấn phòng, chống HIV/AIDS; giảm kỳ thị phân biệt đối xử với người nhiễm HIV, người bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS.
- Chỉ đạo Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới tỉnh tổ chức đào tạo, tập huấn chuyên môn kỹ thuật về dự phòng lây nhiễm, chăm sóc, điều trị cho tuyến dưới và đào tạo, tập huấn về xác định tình trạng nghiện ma túy cho nhân viên y tế của các sở, ngành có liên quan.
- Chỉ đạo lập dự toán chi tiết, phân bổ nguồn kinh phí từ ngân sách địa phương cho hoạt động phòng, chống HIV/AIDS tại các cơ quan, đơn vị trực thuộc và hướng dẫn thanh quyết toán theo đúng các quy định hiện hành.
- Chỉ đạo Cơ quan đầu mối về phòng, chống HIV/AIDS tổ chức sơ kết, tổng kết kết quả thực hiện hoạt động phòng, chống HIV/AIDS và báo cáo kết quả thực hiện cho các cấp có thẩm quyền.
2. Công an tỉnh
- Chỉ đạo các đơn vị trong ngành tạo điều kiện phối hợp tốt với ngành Y tế triển khai hoạt động can thiệp giảm hại dự phòng lây nhiễm HIV/AIDS như: chương trình BKT, BCS, điều trị thay thế nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc Methadone, xác định tình trạng nghiện ma túy và tư vấn xét nghiệm HIV tại cộng đồng. Tổ chức truyền thông phòng phơi nhiễm, phòng lây truyền HIV/AIDS trong cán bộ, chiến sỹ của ngành.
- Phối hợp với ngành y tế trong công tác quản lý và kiểm soát nhân viên tiếp cận cộng đồng trên địa bàn tỉnh trong lĩnh vực Can thiệp giảm tác hại theo đúng các qui định hiện hành.
- Chỉ đạo các đơn vị có liên quan triển khai các biện pháp dự phòng lây nhiễm HIV/AIDS; chăm sóc, điều trị cho người nhiễm HIV/AIDS trong các trại tạm giam và chuyển tiếp người nhiễm HIV/AIDS về địa phương để tiếp tục điều trị sau khi mãn hạn tạm giam, tạm giữ.
3. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội
- Chủ trì, phối hợp với Sở Y tế và các Sở, ngành liên quan tổ chức tuyên truyền, dự phòng, chăm sóc và điều trị HIV/AIDS tại các cơ sở thuộc thẩm quyền quản lý của Sở; chỉ đạo, hướng dẫn và kiểm tra công tác phòng, chống HIV/AIDS cho người lao động tại nơi làm việc; tổ chức triển khai, kiểm tra, giám sát thực hiện các chế độ chính sách hỗ trợ người nhiễm HIV.
- Chỉ đạo triển khai các hoạt động truyền thông phòng, chống HIV/AIDS tại các doanh nghiệp trực thuộc theo Luật phòng, chống HIV/AIDS và Quyết định số 228/QĐ-AIDS ngày 23/8/2023 của Cục phòng, chống HIV/AIDS về việc ban hành “Hướng dẫn phòng, chống HIV/AIDS cho công nhân lao động”.
- Tăng cường tư vấn giới thiệu việc làm; khuyến khích các tổ chức, doanh nghiệp tham gia đào tạo nghề, tuyển dụng lao động là người nhiễm HIV/AIDS, người tham gia điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện và người ảnh hưởng bởi HIV/AIDS.
- Tiếp tục chỉ đạo các đơn vị trực thuộc triển khai hoạt động phòng, chống HIV/AIDS và điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế tại Cơ sở cai nghiện ma túy tỉnh. Phối hợp với Sở Y tế và các sở, ngành, địa phương triển khai công tác xác định tình trạng nghiện theo đúng quy định.
4. Sở Giáo dục và đào tạo
- Tiếp tục phối hợp với Sở Y tế thực hiện hoạt động truyền thông tại các trường trường học trên địa bàn tỉnh theo Kế hoạch liên ngành số 827/LN-SYT- SGDĐT ngày 22/03/2021 của Sở Y tế và Sở Giáo dục và Đào tạo về việc thực hiện Công tác Y tế trường học giai đoạn 2021-2025.
- Phối hợp với các sở, ngành liên quan để triển khai thực hiện truyền thông dự phòng lây truyền HIV/AIDS, phòng tránh tác hại của ma túy cho học sinh, sinh viên tại các cơ sở giáo dục trên địa bàn.
5. Sở Tài chính
Trên cơ sở Kế hoạch được phê duyệt và dự toán kinh phí do Sở Y tế và các cơ quan đơn vị liên quan tổng hợp, xây dựng gửi Sở Tài chính thẩm định. Căn cứ nguồn kinh phí đã bố trí trong dự toán hàng năm và khả năng cân đối ngân sách, Sở Tài chính có trách nhiệm phối hợp với Sở Y tế và đơn vị liên quan thực hiện tham mưu cho UBND tỉnh đảm bảo kinh phí tổ chức thực hiện Kế hoạch theo đúng phân cấp ngân sách và quy định tài chính hiện hành.
6. Bảo hiểm xã hội tỉnh
Tiếp tục chỉ đạo các đơn vị trực thuộc phối hợp với các cơ sở điều trị ARV đảm bảo độ bao phủ thẻ BHYT cho người nhiễm HIV/AIDS. Thực hiện thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh cho người nhiễm HIV/AIDS bằng BHYT theo quy định hiện hành. Phối hợp với Sở Y tế kịp thời giải quyết các khó khăn, vướng mắc gặp phải trong quá trình triển khai, thực hiện các hoạt động chăm sóc, điều trị để đảm bảo quyền lợi cho người nhiễm HIV/AIDS trong khám bệnh, chữa bệnh.
7. Ban Quản lý các khu công nghiệp tỉnh.
- Chỉ đạo triển khai các hoạt động truyền thông phòng, chống HIV/AIDS tại các doanh nghiệp trực thuộc theo Luật phòng, chống HIV/AIDS và Quyết định số 228/QĐ-AIDS ngày 23/8/2023 của Cục phòng, chống HIV/AIDS về việc ban hành "Hướng dẫn phòng, chống HIV/AIDS cho công nhân lao động".
- Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành có liên quan tổ chức kiểm tra, giám sát, phát hiện các doanh nghiệp vi phạm; xử lý hoặc tham mưu cho cấp có thẩm quyền xử lý các hành vi vi phạm Luật phòng, chống HIV/AIDS theo quy định tại Nghị định số 117/2020/QĐ-CP ngày 26/9/2020 của Chính phủ quy định xử phạt hành chính trong lĩnh vực y tế.
8. Các sở, ban ngành khác
Tùy theo chức năng, nhiệm vụ được giao có kế hoạch triển khai và phối hợp với các cơ quan liên quan triển khai các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS theo Kế hoạch này; tích cực hưởng ứng, tham gia các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS trên địa bàn tỉnh. Báo cáo kết quả triển khai thực hiện về Ban Chỉ đạo 138 tỉnh (qua Sở Y tế) để tổng hợp.
9. UBND các huyện/thị xã/thành phố
- Căn cứ vào các nội dung kế hoạch của Ban chỉ đạo 138 tỉnh. Ủy ban nhân dân huyện/thị xã/thành phố chủ động triển khai thực hiện Kế hoạch phòng, chống HIV/AIDS trên địa bàn phù hợp với tình hình thực tế. Cân đối nguồn ngân sách địa phương cho hoạt động phòng, chống HIV/AIDS để đạt chỉ tiêu theo Kế hoạch phòng, chống HIV/AIDS năm 2024.
- Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát việc triển khai hoạt động phòng, chống HIV/AIDS tại các cơ quan, đơn vị và các xã/phường/thị trấn thuộc phân cấp quản lý. Báo cáo kết quả triển khai hoạt động phòng, chống HIV/AIDS về Ban Chỉ đạo 138 tỉnh theo đúng quy định.
10. Bệnh viện Bệnh nhiệt đới tỉnh
- Là đầu mối triển khai các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS trên địa bàn toàn tỉnh. Tổ chức đào tạo, tập huấn, cấp chứng chỉ cho các nhân viên y tế trên địa bàn toàn tỉnh tham gia trong lĩnh vực phòng, chống HIV/AIDS, xác định tình trạng nghiện ma túy cho các cán bộ có liên quan trên địa bàn tỉnh đảm bảo thực hiện theo các quy định hiện hành. Tổ chức hướng dẫn các địa phương, đơn vị trên địa bàn tỉnh tuyên truyền, tập huấn phòng, chống HIV/AIDS và các hoạt động chuyên môn liên quan đến công tác phòng, chống HIV/AIDS.
- Căn cứ chỉ đạo, hướng dẫn của Bộ Y tế, Cục phòng, chống HIV/AIDS và Sở Y tế chủ động phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan tổ chức triển khai thực hiện hoàn thành chỉ tiêu, kế hoạch được giao.
- Phối hợp với các Chương trình dự án triển khai các hoạt động theo quy định của Bộ Y tế và của các chương trình dự án về HIV/AIDS triển khai triên địa bàn.
- Đầu mối nghiên cứu sản xuất và nhân bản các tài liệu truyền thông về HIV/AIDS và nhóm nguy cơ cao lây nhiễm HIV phù hợp với tình hình thực tế.
- Tham mưu cho Sở Y tế, Ban Chỉ đạo 138 tỉnh thành lập các đoàn kiểm tra, giám sát, đánh giá tiến độ thực hiện Kế hoạch này; tổng kết, đánh giá và báo cáo các kết quả hoạt động phòng, chống HIV/AIDS trên địa bàn toàn tỉnh theo quy định hiện hành.
11. Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh
- Chủ trì, phối hợp với các đơn vị y tế trên địa bàn tỉnh triển khai có hiệu quả Quyết định số 932/QĐ-UBND ngày 19/3/2019 của UBND tỉnh về việc phê duyệt "Kế hoạch hành động tiến tới loại trừ HIV, viêm gan B, giang mai lây truyền từ mẹ sang con tỉnh Hải Dương, giai đoạn 2019-2030".
- Chủ động triển khai các hoạt động thông tin, truyền thông về phòng, chống HIV/AIDS theo chủ đề phù hợp với tình hình thực tế.