Theo đó, thời gian vừa qua, các sở, ngành, địa phương và các doanh nghiệp trên
địa bàn tỉnh đã triển khai nhiều hoạt động, giải pháp nhằm nâng cao công tác an
toàn, vệ sinh lao động, hạn chế xảy ra tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp. Tuy
nhiên, qua thống kê năm 2023, trên địa bàn tỉnh Hải Dương còn xảy ra 05 vụ tai
nạn lao động (TNLĐ) chết người và làm 06 người chết trong khu vực không có
hợp đồng lao động. Các vụ TNLĐ này đều có liên quan đến công việc thi công
xây dựng nhà dân hoặc lao động làm công việc có yêu cầu nghiêm ngặt về an
toàn lao động.
Sở Lao động - Thương binh và Xã hội đề nghị UBND huyện,
thị xã, thành phố chỉ đạo các Phòng, cơ quan chức năng phối hợp UBND cấp xã
lưu ý triển khai thực hiện tốt công tác tuyên truyền, phổ biến kiến thức pháp
luật về an toàn, vệ sinh lao động phù hợp với từng lĩnh vực và ngành nghề, ưu
tiên đối tượng người lao động làm việc không theo hợp đồng lao động; chú
trọng tuyên truyền việc thực hiện các quy chuẩn an toàn lao động.
Rà soát, thực hiện kiểm tra, hướng dẫn đối với các tổ chức, cá nhân
trong việc chấp hành các quy định về an toàn, vệ sinh lao động thuộc các lĩnh
vực có nhiều nguy cơ xảy ra tai nạn lao động, sự cố nghiêm trọng; đặc biệt là
đối với hộ kinh doanh gia đình có sử dụng lò hơi, bình chịu áp lực, … và các tổ,
đội, nhóm lao động tự do thực hiện công việc xây dựng, cải tạo sửa chữa nhà
dân sinh trong các khu dân cư trên địa bàn, lao động làm việc trong các làng
nghề, tiểu thủ công nghiệp. Khi phát hiện các trường hợp vi phạm nghiêm trọng
về an toàn lao động, tiến hành xử lý hoặc kiến nghị cơ quan có thẩm quyền xử lý
nghiêm theo quy định.