Hình ảnh Khúc Thừa Dụ trong truyện lịch sử. Ảnh: TL.
Ông là người đã đặt cơ sở cho nền độc lập, tự chủ của nước
ta sau 1.000 năm chịu ách thống trị của phong kiến phương Bắc. Nhân lúc nhà Đường
suy yếu, ông đã đem quân đánh phủ Tống Bình (Đại La) và tự xưng là Tiết độ sứ,
đứng lên cai quản nước ta. Sau khi ông mất, con trai Khúc Hạo lên nắm quyền đã
thực hiện nhiều cải cách quan trọng, góp phần ổn định, phát triển đất nước.
Trung chúa Khúc Hạo được lịch sử đánh giá là nhà cải cách đầu tiên của thời
quân chủ Việt Nam. Sau khi Trung chúa Khúc Hạo mất, Hậu chúa Khúc Thừa Mỹ cai
quản nước ta và thực hiện nhiều biện pháp đề phòng nguy cơ xâm lược từ phương Bắc.
Tuy nhiên, do thế giặc Nam Hán mạnh, nên Khúc Thừa Mỹ đã bị thất thủ. Ba đời họ
Khúc kế nghiệp lãnh đạo đất nước đã để lại mốc son trong lịch sử đấu tranh gây
dựng nền độc lập tự chủ của dân tộc.
Khúc Thừa Dụ được xem là người mở đầu cho chính sách ngoại
giao khôn khéo của người Việt đối với triều đình phương Bắc.