UBND tỉnh vừa có văn bản gửi các sở, ban, ngành, đoàn thể, cơ quan, đơn vị; UBND các huyện, thành phố, thị xã. Theo đó, Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu:
Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố, thị xã tổ chức kiểm tra, rà soát các khu dân cư, trường học, cơ sở y tế, trụ sở
cơ quan, đơn vị, các công trình khu vực ven sông, suối, ao, hồ, kênh... để kịp
thời phát hiện khu vực có nguy cơ xảy ra sạt lở khi mưa lớn (Địa bàn thành phố
Chí Linh và thị xã Kinh Môn đặc biệt chú ý các khu vực giáp đồi, núi, sườn dốc,
các mỏ khai thác khoáng sản, các hồ đập có nguy cơ mất an toàn); cắm biển
cảnh báo nguy hiểm, bố trí lực lượng kiểm soát, không để người dân ở lại những
khu vực đã xác định có nguy cơ lũ quét, sạt lở cao; kiên quyết tổ chức di dời
hoặc có phương án chủ động chống sạt lở, sơ tán khi có tình huống xấu, nhằm
bảo đảm an toàn tính mạng, hạn chế thấp nhất thiệt hại về tài sản cho người dân
và cơ sở hạ tầng. Đồng thời có phương án hỗ trợ tái định cư, ổn định đời sống
cho các hộ dân phải di dời.
Quản lý chặt chẽ, tăng cường kiểm tra, giám sát việc thực hiện Giấy
phép về khai thác cát, sỏi trên sông, suối, kênh, hồ... theo thẩm quyền, để hạn
chế xảy ra sạt lở, đồng thời có phương án bảo đảm nguồn cung cấp vật liệu xây
dựng cho các dự án thi công xây dựng công trình trên địa bàn không làm gia
tăng rủi ro thiên tai; xử lý nghiêm các trường hợp khai thác, tập kết vật liệu xây
dựng, chất đốt, máy móc, thiết bị trái phép, không có phép theo đúng quy định
của pháp luật.
Kiểm tra công tác bảo đảm an toàn tại các công trình đang thi công xây
dựng, nhất là các công trình ở ven sông, suối, ao, hồ, kênh, đồi, núi...; đình chỉ
việc xây dựng nếu không đảm bảo an toàn hoặc có nguy cơ gây sạt lở, ảnh
hưởng đến dòng chảy, thoát lũ.
d) Về lâu dài, phải kiểm soát chặt chẽ công tác quy hoạch, kế hoạch, cấp phép xây dựng các dự án, công trình tại các khu vực xác định có rủi ro thiên tai
nhằm khắc phục tình trạng gia tăng rủi ro thiên tai, đặc biệt là sạt lở; đồng thời
chủ động rà soát, sắp xếp lại dân cư, nhà máy, xí nghiệp tại khu vực không bảo
đảm an toàn, ảnh hưởng đến dòng chảy hoặc có nguy cơ sạt lở.
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn:
Thường xuyên cập nhật, bổ sung dữ liệu về sạt lở; tổng hợp tình hình
sạt lở báo cáo UBND tỉnh, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
Chỉ đạo, đôn đốc các địa phương triển khai các biện pháp cấp bách
phòng, chống sạt lở và triển khai Kế hoạch thực hiện Đề án phòng, chống sạt lở
bờ sông, bờ biển đến năm 2030 đã được UBND tỉnh phê duyệt.
Sở Tài nguyên và Môi trường: Chủ trì, phối hợp với UBND các huyện,
thành phố, thị xã quản lý chặt chẽ việc khai thác đất, đá, cát, sỏi lòng sông theo
đúng quy định của pháp luật; tăng cường công tác kiểm tra, xử lý nghiêm các
trường hợp vi phạm trong hoạt động khai thác khoáng sản.
Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh: Theo dõi chặt chẽ tình hình sự cố, thiên tai,
sạt lở; chủ động chỉ đạo, phối hợp với các sở, ban, ngành có liên quan và địa
phương triển khai công tác ứng phó, tìm kiếm cứu nạn khi có tình huống, đảm
bảo kịp thời, hiệu quả.
Công an tỉnh: Chủ động sẵn sàng huy động lực lượng, phương tiện
tham gia ứng phó thiên tai, sự cố; phối hợp với các cơ quan chức năng tăng
cường kiểm tra, phát hiện, xử lý nghiêm các trường hợp khai thác khoáng sản
trái phép, không phép theo đúng quy định của pháp luật.
Sở Giao thông vận tải: Tăng cường công tác kiểm tra, rà soát, phát
hiện, xử lý kịp thời các khu vực có nguy cơ sạt lở nhằm đảm bảo an toàn giao
thông thông suốt trên các tuyến đường thuộc trách nhiệm quản lý.
Sở Xây dựng: Tăng cường công tác kiểm tra, rà soát công tác quản lý
đô thị và hoạt động xây dựng để hạn chế xảy ra sự cố sạt lở.
Sở Công thương: Tăng cường công tác phòng, chống sạt lở đối với hệ
thống cung cấp, truyền tải điện; các dự án, công trình thuộc lĩnh vực quản lý,
đặc biệt lưu ý các hầm mỏ, bãi thải công nghiệp, bãi chứa than.
Sở Khoa học và Công nghệ: Phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn trong việc nghiên cứu, triển khai, ứng dụng khoa học công nghệ và
vật liệu mới trong xử lý sạt lở.
Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh, Báo Hải Dương: Phối hợp với Sở
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Tài nguyên và Môi trường và các địa
phương, đơn vị có liên quan tăng cường tuyên truyền pháp luật, phổ biến kiến
thức, hướng dẫn kỹ năng nhận biết, ứng phó cho người dân, các cấp chính
quyền để giảm thiểu thiệt hại do sạt lở.
Các sở, ban, ngành, đoàn thể khác theo chức năng, nhiệm vụ được
giao chủ động ban hành kế hoạch, phương án phòng, chống thiên tai, sạt lở để
chủ động ứng phó và chi viện cho các đơn vị khác khi có yêu cầu.