Hiện nay, qua theo dõi cơ bản các cơ sở y tế, bệnh viện, khối y tế dự
phòng đều thực hiện việc quản lý, thu gom và xử lý các loại chất thải y tế (bao
gồm cả chất thải y tế thông thường và chất thải y tế nguy hại) theo đúng quy
định; hầu hết các cơ sở y tế (bệnh viện, trung tâm y tế) trên địa bàn tỉnh đều ký
hợp đồng chuyển giao, xử lý chất thải rắn với các cơ sở có chức năng xử lý chất
thải y tế nguy hại đã được Bộ Tài nguyên và Môi trường cấp giấy phép xử lý.
Tuy nhiên, việc thu gom, phân loại chất thải rắn y tế theo đúng quy định của một
số trạm y tế, phòng khám tư nhân quy mô nhỏ và cơ sở giáo dục còn hạn chế,
cũng như việc ký hợp đồng chuyển giao chất thải y tế với đơn vị có chức năng
gặp khó khăn do khối lượng chất thải rắn y tế phát sinh tại các đơn vị này ít, việc
vận chuyển chất thải y tế trực tiếp đến cơ sở xử lý phức tạp do không có xe
chuyên dụng. Vì vậy, để việc thu gom, phân loại, vận chuyển và xử lý chất thải
rắn y tế trên địa bàn tỉnh đi vào nề nếp, đồng thời đảm bảo việc thực hiện phù
hợp với các quy định hiện hành thì việc xây dựng Quy định về thu gom, vận
chuyển và xử lý chất thải rắn y tế là phù hợp với tình hình thực tế hiện nay và
cần thiết.
Quy định thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn y tế trên địa bàn tỉnh
nhằm cụ thể hóa trách nhiệm của các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có giấy phép
hoạt động theo quy định của pháp luật về khám bệnh, chữa bệnh; cơ sở y tế dự
phòng; cơ sở đào tạo khối ngành sức khỏe; cơ sở nghiên cứu, xét nghiệm, kiểm
nghiệm, kiểm định, thử nghiệm y, dược; cơ sở sản xuất kinh doanh, cơ quan,
đơn vị có phát sinh chất thải rắn y tế; các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan
trong việc quản lý chất thải rắn y tế. Đồng thời, nâng cao ý thức, trách nhiệm
của các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có giấy phép hoạt động theo quy định của
pháp luật về khám bệnh, chữa bệnh; cơ sở y tế dự phòng; cơ sở đào tạo khối
ngành sức khỏe; cơ sở nghiên cứu, xét nghiệm, kiểm nghiệm, kiểm định, thử
nghiệm y, dược; cơ sở sản xuất kinh doanh, cơ quan, đơn vị có phát sinh chất
thải rắn y tế; các cơ quan, tổ chức, cá nhân phát sinh chất thải rắn y tế trong việc
thu gom, phân loại chất thải rắn y tế đảm bảo đúng quy định của pháp luật.
- Chương I: Quy định chung, gồm 02 Điều, quy định về phạm vi điều
chỉnh (Điều 1); đối tượng áp dụng trong lĩnh vực thu gom, vận chuyển và xử lý
chất thải rắn y tế (Điều 2).
- Chương II: Thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn y tế, gồm 03
Điều, quy định về phân loại, thu gom, quản lý và lưu giữ chất thải rắn y tế (Điều
3); phương thức vận chuyển chất thải rắn y tế (Điều 4); xử lý chất thải rắn y tế
(Điều 5).
- Chương III: Tổ chức thực hiện, gồm 02 Điều, quy định trách nhiệm của
các Sở, ban, ngành; trách nhiệm của UBND các huyện, thị xã, thành phố; trách
nhiệm của UBND xã, phường, thị trấn; trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá
nhân phát sinh chất thải rắn y tế; trách nhiệm của đơn vị thu gom, vận chuyển và
xử lý chất thải rắn y tế (Điều 6); chế độ báo cáo (Điều 7).
a) Hiệu lực thi hành:
Từ ngày 15 tháng 10 năm 2023.
b) Sự cần thiết, mục đích ban hành:
Căn cứ Nghị định số 136/2013/NĐ-CP ngày 21/10/2013 của Chính phủ
quy định chính sách trợ giúp xã hội đối với đối tượng bảo trợ xã hội, Sở Lao
động - Thương binh và Xã hội đã tham mưu trình Chủ tịch UBND tỉnh ban hành
Quyết định số 1535/QĐ-UBND ngày 13/6/2016 về việc phê duyệt phương án tổ
chức chi trả các chính sách trợ giúp xã hội đối với đối tượng bảo trợ xã hội
thông qua hệ thống bưu điện trên địa bàn tỉnh Hải Dương. Từ tháng 7 năm 2016,
việc chi trả các chính sách trợ giúp xã hội trên địa bàn tỉnh do Hệ thống bưu điện
thực hiện, chi trả trực tiếp bằng tiền mặt.
Thực hiện Công văn số 428/UBND-VP ngày 22/02/2022 của UBND tỉnh
về công tác chi trả chính sách trợ giúp xã hội, thực hiện chính sách trợ giúp xã
hội đối với đối tượng BTXH, việc uỷ quyền thực hiện giải quyết chế độ mai táng
phí, chế độ trợ cấp một lần đối với người được cử làm chuyên gia sang giúp Lào
và Campuchia, trong đó có nội dung: “Trong thời gian chưa ban hành Quyết
định phương thức chi trả chính sách trợ giúp xã hội và mức chi phí chi trả mới,
cho phép tiếp tục vận dụng Quyết định 1535/QĐ-UBND ngày 13/6/2016 của
UBND tỉnh về việc phê duyệt phương án tổ chức chi trả các chính sách trợ giúp
xã hội đối với các đối tượng bảo trợ xã hội qua hệ thống Bưu điện trên địa bàn
tỉnh.” Ngày 05/12/2022, Sở Tài chính đã tham mưu trình UBND tỉnh ban hành
Quyết định số 19/2022/QĐ-UBND quy định mức chi phí chi trả kinh phí trợ
giúp xã hội cho các đối tượng bảo trợ xã hội thông qua các tổ chức dịch vụ chi
trả trên địa bàn tỉnh Hải Dương.
Như vậy, phương thức chi trả chính sách trợ giúp xã hội trên địa bàn tỉnh
đang thực hiện hiện nay là qua tổ chức dịch vụ chi trả (Bưu điện tỉnh) và chi trả
trực tiếp bằng tiền mặt, với mức chi phí chi trả kinh phí trợ giúp xã hội cho các
đối tượng bảo trợ xã hội thông qua các tổ chức dịch vụ chi trả trên địa bàn tỉnh 3
Hải Dương bằng 0,5% tổng số tiền chi trả kinh phí trợ giúp xã hội cho các đối
tượng bảo trợ xã hội.
Thực hiện Chỉ thị số 21/CT-TTg ngày 25/11/2022 của Thủ tướng Chính
phủ về thúc đẩy chuyển đổi số trong chi trả an sinh xã hội không dùng tiền mặt,
Công văn số 5234/LĐTBXH-TTT ngày 23/12/2022 của Bộ Lao động Thương
binh và Xã hội về việc hướng dẫn chi trả không dùng tiền mặt đến các đối tượng
hưởng chính sách an sinh xã hội, Sở Lao động – Thương binh và Xã hội đã tham
mưu UBND tỉnh ban hành Kế hoạch số 569/KH-UBND ngày 02/3/2023 triển
khai thực hiện thanh toán không dùng tiền mặt cho đối tượng hưởng chính sách
an sinh xã hội trên địa bàn tỉnh Hải Dương.
Nhằm cụ thể hóa các quy định tại Khoản 3, Điều 36 Nghị định số
20/2021/NĐ-CP ngày 15 tháng 3 năm 2021 của Chính phủ quy định chính sách
trợ giúp xã hội đối với đối tượng bảo trợ xã hội. Nội dung được xây dựng phải
phù hợp với các văn bản pháp luật hiện hành và phù hợp với tình hình thực tế
trên địa bàn tỉnh.
c) Nội dung chủ yếu:
- Quyết định có 05 Điều.
- Nội dung chủ yếu của văn bản
+ Quyết định này quy định phương thức chi trả chính sách trợ giúp xã hội
đối với đối tượng bảo trợ xã hội tại cộng đồng trên địa bàn tỉnh Hải Dương.
+ Đối tượng bảo trợ xã hội tại cộng đồng; hộ gia đình, cá nhân nhận chăm
sóc, nuôi dưỡng đối tượng bảo trợ xã hội tại cộng đồng quy định tại Nghị định
số 20/2021/NĐ-CP ngày 15/3/2021 của Chính phủ quy định chính sách trợ giúp
xã hội đối với đối tượng bảo trợ xã hội.
+ Các đối tượng bảo trợ xã hội quy định tại Điều 3, Mục 1, Chương II quy
định mức chuẩn trợ giúp xã hội, mức trợ giúp xã hội, đối tượng và chế độ đối
với một số đối tượng bảo trợ xã hội trên địa bàn tỉnh Hải Dương ban hành kèm
5
theo Nghị quyết số 03/2021/NQ-HĐND ngày 30/6/2021 của Hội đồng nhân dân
tỉnh.
+Các đối tượng bảo trợ xã hội quy định tại Nghị quyết số
01/2022/NQ/HĐND ngày 29/04/2022 của Hội đồng nhân dân tỉnh quy định chế
độ trợ giúp 4 xã hội đối với người cao tuổi thuộc diện hộ nghèo không có vợ
chồng, con hoặc có nhưng đã chết, mất tích, ly hôn hoặc vợ chồng, con đều đang
hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng trên địa bàn tỉnh Hải Dương.
+ Các cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân có liên quan đến việc thực hiện
chi trả chính sách trợ giúp xã hội đối với đối tượng bảo trợ xã hội tại cộng đồng
trên địa bàn tỉnh Hải Dương.
- Hình thức chi trả: Việc chi trả chính sách trợ giúp xã hội thông qua hợp
đồng giữa Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội với tổ chức dịch vụ chi trả.
- Phương thức chi trả: Căn cứ vào nhu cầu, điều kiện cụ thể của từng đối
tượng quy định tại khoản 2, Điều 1 Quyết định này, đơn vị cung ứng dịch vụ chi
trả áp dụng các phương thức chi trả theo thứ tự ưu tiên sau đây:
+ Chi trả qua tài khoản ngân hàng, tài khoản thanh toán điện tử của đối
tượng, người giám hộ, người được ủy quyền theo quy định của pháp luật.
+ Chi trả trực tiếp bằng tiền mặt đối với các đối tượng hưởng trợ cấp
không có khả năng nhận trợ cấp thông qua phương thức chi trả tại điểm a, khoản
2, Điều 2.
- Nội dung mới so với văn bản trước đó: Đây là Quyết định ban hành mới
của Ủy ban nhân dân tỉnh Hải Dương về phương thức chi trả chính sách trợ giúp
xã hội tại cộng đồng trên địa bàn tỉnh Hải Dương.
3. Quyết định số 34/2023/QĐ-UBND ngày 05/10/2023 của Ủy ban
nhân dân tỉnh Hải Dương về bãi bỏ Quyết định số 22/2009/QĐ-UBND ngày
06/8/2009 của UBND tỉnh Hải Dương. Quyet dinh 34_2023.pdf
a) Hiệu lực thi hành:
Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 16/10/2023.
b) Sự cần thiết, mục đích ban hành:
Ngày 06 tháng 8 năm 2009, UBND tỉnh ban hành Quyết định số
22/2009/QĐ-UBND của UBND tỉnh quy định về xét cho phép sử dụng thẻ đi lại
của doanh nhân APEC thuộc tỉnh Hải Dương. Tại thời điểm đó, việc ban hành
Quyết định nêu trên đã góp phần quan trọng để xác định điều kiện, tiêu chuẩn,
thành phần hồ sơ và sự phối hợp giữa các cơ quan, đơn vị trong việc tham mưu
Chủ tịch UBND tỉnh xét, cho phép doanh nghiệp sử dụng thẻ ABTC. Tuy nhiên,
6
đến nay các căn cứ pháp lý để ban hành Quyết định số 22/2009/QĐ-UBND
không còn hiệu lực và được thay thế bằng các quy định khác, cụ thể:
- Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11
năm 2003 thay thế bằng Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2015.
- Quyết định số 45/2006/QĐ-TTg ngày 28 tháng 02 năm 2006 của Thủ
tướng Chính phủ về việc ban hành Quy chế cấp và quản lý thẻ đi lại của doanh
nhân APEC, Quyết định số 54/2015/QĐ-TTg ngày 29 tháng 10 năm 2015 của
Thủ tướng Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế về việc cấp và
quản lý thẻ đi lại của doanh nhân APEC ban hành kèm theo Quyết định số
45/2006/QĐ-TTg ngày 28 tháng 02 năm 2006 của Thủ tướng Chính phủ được
thay thế bằng Quyết định số 09/2023/QĐ-TTg ngày 12 tháng 4 năm 2023 của
Thủ tướng Chính phủ quy định về trình tự, thủ tục, thẩm quyền, cấp và quản lý
thẻ đi lại của doanh nhân APEC.
- Thông tư số 10/2006/TT-BCA ngày 18 tháng 9 năm 2006 của Bộ Công
an về hướng dấn thực hiện Quy chế cấp và quản lý thẻ đi lại của doanh nhân
APEC theo Quyết định số 45/2006/QĐ-TTg ngày 28 tháng 02 năm 2006 của
Thủ tướng Chính phủ không còn hiệu lực.
Các nội dung quy định tại Quyết định số 22/2009/QĐ-UBND của UBND
tỉnh không còn phù hợp với Quyết định số 09/2023/QĐ-TTg của Thủ tướng
Chính phủ, cụ thể:
- Điều 2 quy định về điều kiện doanh nhân được xét cho phép sử dụng thẻ
ABTC.
- Điều 3 quy định về hồ sơ đề nghị xét cho phép sử dụng thẻ ABTC.
- Điều 4 quy định về thời hạn, quy trình giải quyết đề nghị xét cho phép
sử dụng thẻ ABTC.
- Khoản 1, 2 Điều 5 quy định về trách nhiệm và sự phối hợp giữa các cơ
quan, đơn vị trong việc cho phép doanh nghiệp sử dụng thẻ ABTC.
- Quyết định số 45/2006/QĐ-TTg, Quyết định số 54/2015/QĐ-TTg của
Thủ tướng Chính phủ không quy định thống nhất về thủ tục, hồ sơ, trình tự cấp
văn bản cho phép sử dụng thẻ ABTC nên thủ tục, hồ sơ, trình tự cấp phép tại
mỗi địa phương là khác nhau. Tuy nhiên, Điều 12 Quyết định số 09/2023/QĐTTg của Thủ tướng Chính phủ đã quy định thống nhất thủ tục, hồ sơ, trình tự
việc cấp văn bản cho phép sử dụng thẻ ABTC thực hiện tại UBND các tỉnh,
thành phố trực thuộc Trung ương.
- Khoản 1 Điều 26 Quyết định số 09/2023/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính
phủ quy định trách nhiệm của UBND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương:
“Kiểm tra, xét duyệt chặt chẽ doanh nhân đủ điều kiện được sử dụng thẻ
ABTC”. Căn cứ Điều 2, khoản 1 Điều 3, Điều 28 Luật Ban hành văn bản quy
phạm pháp luật năm 2015, việc ban hành văn bản quy phạm pháp luật để thực
hiện nhiệm vụ nêu trên và thay thế, sửa đổi Quyết định số 22/2009/QĐ-UBND
của UBND tỉnh là chưa đủ điều kiện đáp ứng các quy định hiện hành.
Với những lý do nêu trên, các căn cứ, nội dung tại Quyết định số
22/2009/QĐ-UBND của UBND tỉnh không đảm bảo phù hợp với các quy định
hiện hành. Việc bãi bỏ Quyết định số 22/2009/QĐ-UBND của UBND tỉnh là
cần thiết
c) Nội dung chủ yếu:
Dự thảo Quyết định bãi bỏ Quyết định số 22/2009/QĐ-UBND của UBND
tỉnh gồm 02 điều.
Điều 1: Bãi bỏ toàn bộ Quyết định số 22/2009/QĐ-UBND ngày 8 tháng 6
năm 2009 của UBND tỉnh quy định về xét cho phép sử dụng thẻ đi lại của doanh
nhân APEC thuộc tỉnh Hải Dương.
Điều 2: Quy định hiệu lực thi hành của văn bản
4. Quyết định số 35/2023/QĐ-UBND ngày 16/10/2023 của Ủy ban
nhân dân tỉnh Hải Dương ban hành Quy chế quản lý công trình ghi công
liệt sĩ, mộ liệt sĩ trên địa bàn tỉnh Hải Dương.
a) Hiệu lực thi hành:
Quyết định có hiệu lực từ ngày 27 tháng 10 năm 2023.
b) Sự cần thiết, mục đích ban hành:
Để thực hiện tốt công tác quản lý, chăm sóc các công trình ghi công liệt
sĩ, mộ liệt sĩtrên địa bàn tỉnh Hải Dương được kịp thời, đảm bảo đúng quy định
tại các văn bản mới được Nhà nước ban hành và phù hợp với thực tế của địa
phương. Do vậy, việc ban hành “Quy chế quản lý công trình ghi công liệt sĩ, mộ
liệt sĩ trên địa bàn tỉnh Hải Dương” của Ủy ban nhân dân tỉnh Hải Dương là cần
thiết, phù hợp với quy định của pháp luật hiện hành.
Việc ban hành “Quy chế quản lý công trình ghi công liệt sĩ, mộ liệt sĩ trên
địa bàn tỉnh Hải Dương” của Ủy ban nhân dân tỉnh Hải Dương nhằm cụ thể hóa
đầy đủ các quy định về nguyên tắc, quản lý, chăm sóc công trình ghi công liệt sĩ,
mộ liệt sĩ trên địa bàn tỉnh; hướng dẫn về trình tự, nội dung quản lý mộ, nghĩa
trang liệt sĩ tại Ủy ban nhân dân cấp xã, Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã,
thành phố và Sở Lao động - Thương binh và Xã hội đảm bảo thống nhất chung,
theo quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành. Quy chế quy định
rõ trách nhiệm của cơ quan quản lý nhà nước, các cơ quan, đơn vị, tổ chức và cá
nhân trong công tác quản lý, chăm sóc công trình ghi công liệt sĩ, mộ liệt sĩ trên
địa bàn tỉnh.
c) Nội dung chủ yếu:
- Quy chế quản lý công trình ghi công liệt sĩ, mộ liệt sĩ trên địa bàn tỉnh
Hải Dường gồm 3 chương, 12 điều.
- Nội dung chủ yếu của văn bản
+ Phạm vi điều chỉnh: Quy định việc quản lý, chăm sóc công trình ghi
công liệt sĩ, mộ liệt sĩ trên địa bàn tỉnh Hải Dương.
+ Đối tượng áp dụng: Các cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân khi tham gia
vào hoạt động quản lý, chăm sóc công trình ghi công liệt sĩ, mộ liệt sĩ trên địa
bàn tỉnh Hải Dương.
+ Quy định chính: Quy chế phân công nhiệm vụ cụ thể cho các cơ quan,
đơn vị, tổ chức, cá nhân thực hiện công tác quản lý các công trình ghi công liệt
sĩ, mộ liệt sĩ trên địa bàn tỉnh Hải Dương.
Quy định nội dung quản lý các công trình ghi công liệt sĩ, mộ liệt sĩ trên
địa bàn tỉnh Hải Dương.
Quy định tổ chức thực hiện Quy chế quản lý các công trình ghi công liệt
sĩ, mộ liệt sĩ trên địa bàn tỉnh Hải Dương.
+ Nội dung mới so với văn bản trước đó: Đây là Quy chế đầu tiên của Ủy
ban nhân dân tỉnh quy định việc quản lý, chăm sóc công trình ghi công liệt sĩ,
mộ liệt sĩ trên địa bàn tỉnh Hải Dương.
5. Quyết định số 37/2023/QĐ-UBND ngày 25 tháng 10 năm 2023 của
UBND tỉnh Hải Dương về quy định vị trí, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn
và cơ cấu tổ chức Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
a) Hiệu lực thi hành:
Quyết định có hiệu lực từ ngày 11 tháng 11 năm 2023.
b) Sự cần thiết, mục đích ban hành:
- Nghị định số 24/2014/NĐ-CP ngày 04/4/2014 của Chính phủ quy định
tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực
9
thuộc trung ương được sửa đổi, bổ sung một số điều (sửa đổi, bổ sung khoản 1,
2, 6 Điều 4; Điều 5; Điều 6; khoản 1, 2, 5, 8, 9, 11, 12 Điều 8; Điều 9; Điều 10;
Điều 11; Điều 12; Điều 13) tại Nghị định số 107/2020/NĐ-CP ngày 14/9/2020
của Chính phủ.
- Thông tư số 30/2022/TT-BNNPTNT ngày 30/12/2022 của Bộ Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của
cơ quan chuyên môn về nông nghiệp và phát triển nông thôn thuộc Ủy ban nhân
dân cấp tỉnh, cấp huyện.
Căn cứ vào các điều, khoản và Thông tư đã được sửa đổi, bổ sung, thay
thế nêu trên, do vậy việc ban hành Quyết định thay thế Quyết định số
09/2017/QĐ-UBND ngày 31 tháng 3 năm 2017 của Ủy ban nhân dân tỉnh Hải
Dương quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Sở
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn là cần thiết.
c) Nội dung chủ yếu:
- Quyết định gồm có 05 điều.
- Nội dung chủ yếu của Quyết định.
- Điều 1. Vị trí, chức năng
- Điều 2. Nhiệm vụ và quyền hạn Bỏ nội dung quy định nhiệm vụ quyền
hạn: “Chủ trì phối hợp với Sở Nội vụ xây dựng dự thảo quy định chức năng,
nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức của các đơn vị trực thuộc Sở trình Ủy ban
nhân dân tỉnh ban hành”
- Điều 3.Cơ cấu tổ chức
+ Thành lập 02 phòng chuyên môn, nghiệp vụ gồm: Phòng Quản lý chất
lượng Nông lâm sản và Thuỷ sản; Phòng Thuỷ sản.
+ Giảm 02 Chi cục do giải thể gồm: Chi cục Quản lý chất lượng Nông
lâm sản và Thuỷ sản và Chi cục Thuỷ sản.
+ Giảm 02 đơn vị sự nghiệp gồm: Ban QLDA Công trình Nông nghiệp và
phát triển nông thôn sáp nhập với Ban QLDA giao thông và một phần BQLDA
công trình thủy lợi nội đồng thành Ban QLDA đầu tư xây dựng trực thuộc
UBND tỉnh Hải Dương.
Trung tâm Khảo nghiệm giống cây trồng sáp nhập với Trung tâm Ứng
dụng tiến bộ khoa học thuộc Sở Khoa học và công nghệ tỉnh Hải Dương
- Điều 4. Hiệu lực thi hành
- Điều 5. Trách nhiệm thi hành