Nội dung kiểm tra gồm 2 phần: lý thuyết và thực hành. Trong đó lý thuyết kiểm tra bằng hình thức trắc nghiệm và tự luận, nội dung tập trung vào các văn bản quy phạm pháp luật, văn bản chỉ đạo của Bộ Công an, Cục Cảnh sát PCCC và CNCH về công tác chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ; kiến thức về cấu tạo, tính năng, tác dụng, sử dụng, bảo quản, bảo dưỡng các phương tiện, thiết bị chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ của đơn vị; chức trách, nhiệm vụ của lãnh đạo, chỉ huy, cán bộ, lái xe khi thực hiện nhiệm vụ chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ; các nội dung của công tác thường trực sẵn sàng chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ tại đơn vị; các đội hình chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ cơ bản…
Nội dung thực hành gồm kiểm tra thể lực; kiểm tra kỹ thuật cá nhân (kiểm tra, sử dụng mặt nạ phòng độc cách ly; rải vòi chữa cháy, mặc quần áo chữa cháy chuyên dụng kèm theo mặt nạ phòng độc cách ly; kỹ thuật buộc dây cơ bản); kiểm tra việc triển khai các đội hình chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ cơ bản (Đội hình 01 lăng B lên cao triển khai thả vòi; Đội hình 01 lăng A có ống hút; Đội hình phun bọt chữa cháy lấy chất tạo bọt tại ezezter hút bọt; Đội hình sử dụng túi nâng; Đội hình sử dụng thang 2, thang 3 cứu người trong trường hợp khẩn cấp; Đội hình sử dụng thiết bị cắt và banh tách); kiểm tra đối với cán bộ lái xe chữa cháy, xe cứu nạn, cứu hộ.
Một số hình ảnh tại buổi kiểm tra nghiệp vụ chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ. Thông qua công tác kiểm tra cũng nhằm kịp thời phát hiện những tồn tại, thiếu sót từ đó đưa ra phương pháp, biện pháp để chấn chỉnh, cải tiến, nâng cao chất lượng công tác tập huấn nghiệp vụ trong thời gian tiếp theo./.