Mục tiêu kế hoạch đề ra nhằm đổi mới toàn diện tạo đột phá trong công tác đào tạo nghề gắn với giải
quyết việc làm cho lao động nông thôn nhất là nhân lực chất lượng cao để nâng
cao kỹ năng nghề đảm bảo về chất lượng, đủ về số lượng, hợp lý về cơ cấu ngành
nghề, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn trên
địa bàn tỉnh.
Đổi mới, nâng cao, chuẩn hoá nội dung đào tạo, kỹ năng nghề, coi trọng
thực hành, phát huy tính chủ động của người học, tập trung đào tạo, nâng cao chất
lượng nguồn nhân lực nông thôn, đáp ứng yêu cầu chuyển dịch cơ cấu lao động
trên địa bàn tỉnh, gắn với bảo tồn, phát huy không gian văn hoá khu vực nông thôn. Đào tạo lực lượng lao động nông thôn chuyên nghiệp nhất là lao động trẻ,
có kiến thức, kỹ năng nghề, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội gắn với
giải quyết việc làm bền vững.
Cụ thể, hàng năm đào tạo nghề cho 2.000 lao động nông thôn được cấp bằng/
chứng chỉ.
- Tỷ lệ lao động qua đào tạo có bằng cấp, chứng chỉ đạt 33% vào năm 2025
và đạt 43% vào năm 2030.
Tại Kế hoạch đề ra 6 nhóm nhiệm vụ, giải pháp gồm: Tập trung lãnh đạo, chỉ đạo về đổi mới công tác đào tạo nghề cho lao
động nông thôn; Đổi mới nội dung, hình thức công tác truyền thông, tư vấn học nghề
và giới thiệu việc làm; Đổi mới toàn diện, nâng cao chất lượng và hiệu quả đào tạo nghề cho
lao động nông thôn; nâng cao chất lượng các cơ sở giáo dục nghề nghiệp; Đẩy mạnh, tận dụng hiệu quả cơ hội Cách mạng công nghiệp lần thứ
tư, đổi mới, đa dạng hóa các hình thức, phương thức đào tạo nghề cho lao
động nông thôn