Đăng nhập

Cổng thông tin điện tử tỉnh Hải Dương

23/4/2023  |  English  |  中文

Phấn đấu đến năm 2030, Hải Dương sẽ phát triển các ngành công nghiệp có quy mô lớn

Trong quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, tỉnh sẽ phát triển các ngành công nghiệp quy mô lớn, có năng lực cạnh tranh cao với chuỗi giá trị sản xuất hoàn thiện, tiến tới mục tiêu hình thành trung tâm công nghiệp có hàm lượng công nghệ cao, thông minh.

​​​​​​Tầm nhìn năm 2050, tỉnh sẽ là trục động lực kinh tế cho khu vực Vùng ĐBSH với nền công nghiệp công nghệ cao, bền vững, nhiều sản phẩm nội địa ngang tầm quốc tế.

 

Các mục tiêu phát triển chính theo phương án được lựa chọn giai đoạn 2021-2030

Giai đoạn 2021-2030, GTGT ngành công nghiệp của tỉnh tăng trưởng trung bình 11,0% mỗi năm, ngành công nghiệp đóng góp trên 50% vào cơ cấu GRDP toàn tỉnh. Công nghiệp chế biến chế tạo tiếp tục là ngành chủ lực, chiếm 95% GTSX ngành công nghiệp.

                     

                      Mục tiêu tỷ trọng GTSX các ngành công nghiệp Hải Dương giai đoạn 2021-2030,   Đơn vị: %​                                                                                               

Định hướng phát triển

​​​

Tới năm 2050, Hải Dương sẽ trở thành tỉnh công nghiệp công nghệ cao, thông minh và bền vững, tận dụng vị trí chiến lược, liên kết vùng và ứng dụng khoa học và công nghệ cao, trở thành trục động lực của vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ.Để đạt được tầm nhìn này, 4 trụ cột chính, cũng chính là 4 chiến lược phát triển sẽ được triển khai:

- Trụ cột chính 1 Tập trung mở rộng và nâng cao chuỗi giá trị, tận dụng liên kết vùng cho các ngành công nghiệp chủ lực: Nâng cao và mở rộng chuỗi giá trị các ngành thế mạnh và mũi nhọn của tỉnh như ngành điện, điện tử; cơ khí luyện kim, CBNLTS dựa trên liên kết vùng và thu hút DN FDIs lớn.

- Trụ cột chính 2 - Xây dựng năng lực cạnh tranh chiến lược, tiến tới phát triển các ngành công nghiệp có tiềm năng trong tương lai: Mở rộng các ngành công nghiệp với giá trị gia tăng cao như hóa chất, hóa dược, công nghiệp công nghệ cao và công nghiệp hỗ trợ. Tập trung nghiên cứu và phát triển các sản phẩm cao cấp, độc quyền, tỉ lệ nội địa hoá cao, đáp ứng nhu cầu trong nước và xuất khẩu, đặc biệt tới các thị trường khắt khe như EU, Mỹ, Nhật,…

- Trụ cột chính 3 Duy trì và tái cơ cấu các ngành công nghiệp giá trị sản xuất nhỏ, phục vụ xuất khẩu: Chỉ duy trì, dừng đầu tư và phát triển thêm các ngành công nghiệp giá trị thấp và ảnh hưởng môi trường như SX VLXD, dệt may, da giày, công nghiệp khai khoáng.

- Trụ cột chính 4: Xây dựng Hải Dương thành trung tâm công nghiệp động lực của vùng đồng bằng sông Hồng, gắn với khu kinh tế chuyên biệt, cụm công nghiệp hiện đại và lõi trung tâm đổi mới sáng tạo.

Ngoài ra, các yếu tố và trụ cột hỗ trợ để đảm bảo và đáp ứng nhu cầu phát triển cũng sẽ được thực hiện:

Yếu tố hỗ trợ 1– Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực: Để phát triển nguồn nhân lực đáp ứng đủ yêu cầu cho quá trình phát triển CN giai đoạn 2021-2030, ba ưu tiên hàng đầu của tỉnh bao gồm: (1) Gia tăng tỷ lệ lao động đã qua đào tạo, (2) Phát triển nguồn nhân lực trình độ cao, tập trung vào ngành kỹ thuật và công nghệ thông tin, (3) Thu hút nhân tài cấp quản lý, chuyên gia nghiên cứu và cộng đồng khởi nghiệp

Yếu tố hỗ trợ​ 2- Huy động và sử dụng hiệu quả vốn đầu tư: Ưu tiên hàng đầu của tỉnh trong giai đoạn 2021-2030 là xây dựng chiến lược dài hạn và quyết tâm cải cách môi trường đầu tư, đồng thời tích cực xúc tiến đầu tư đến các DN FDIs, tập trung vào khu vực Châu Á. Các DN FDIs và OEMs được thu hút phải tuân theo chiến lược phát triển các ngành công nghiệp, có qui mô vừa và lớn, có khả năng hình thành liên kết chuỗi giá trị, đảm bảo các yếu tố về công nghệ và dây chuyền sản xuất

Yếu tố hỗ trợ 3 – Khoa học công nghệ: Nâng cao năng lực nghiên cứu và phát triển sản phẩm giá trị cao bằng việc đẩy mạnh chuyển giao công nghệ, tập trung mạnh mẽ vào khâu R&D. Thành lập Trung tâm nghiên cứu và phát triển qui mô cấp vùng trên nền tảng nguồn vốn hợp tác công – tư. Hướng tới phát triển các sản phẩm CN cao cấp Made in Hai Duong.

Các yếu tố hỗ trợ khác, bao gồm Quản lý và cơ chế chính sách, Liên kết và phát triển bền vững, An sinh xã hội và bảo vệ môi trường: Nhằm tối ưu năng lực cạnh tranh cấp tỉnh, phấn đấu trở thành điểm đến hấp dẫn nhất Vùng ĐBSH đối với NĐT trong giai đoạn 2021-2030, tỉnh cần xây dựng và ban hành các chiến lược đột phá trong hệ thống quản lý, thủ tục hành chính, cơ sở hạ tầng và phát triển khu vực doanh nghiệp. Các giải pháp đề xuất bao gồm:

  • Chiến lược chuyển đổi số trong hệ thống quản lý và cải cách hành chính;
  • Danh sách các ngành được ưu tiên đặc biệt trên địa bàn tỉnh;
  • Các chính sách phát triển khu vực doanh nghiệp;
  • Các giải pháp phát triển cơ sở hạ tầng công nghiệp.

Ngoài ra, Hải Dương có lợi thế rất lớn khi nằm trong Vùng kinh tế trọng điểm miền Bắc. Phát triển công nghiệp gắn kết chặt chẽ giữa các phân vùng kinh tế và có sự liên kết với các vùng công nghiệp ở các địa phương lân cận, phát huy được lợi thế và vai trò quan trọng trong liên kết vùng, trở thành chuỗi cung ứng của khu vực. Chiến lược tích hợp và tận dụng năng lực sản xuất vùng sẽ giúp tỉnh đẩy nhanh tiến độ phát triển công nghiệp, mở rộng chuỗi giá trị, tham gia vào chuỗi cung ứng của các tập đoàn đa quốc gia.

Các giai đoạn phát triển

Các trụ cột chiến lược chính sẽ được thực hiện trong 3 giai đoạn với mục tiêu giúp Hải Dương đạt được tầm nhìn công nghiệp năm 2050:

 

Các giai đoạn phát triển công nghiệp Hải Dương thời kỳ 2021-2050

Giai đoạn 2021-2025, gia tăng qui mô và giá trị sản xuất toàn ngành. Phần lớn doanh nghiệp của tỉnh hiện tập trung trong các ngành có giá trị sản xuất chưa cao với qui mô vốn nhỏ. Đơn cử như ngành công nghiệp dệt may, da giày; ngành chế biến nông lâm thuỷ sản; ngành công nghiệp hoá chất, hoá dược và dược. Trong khi đó, các ngành có GTSX lớn, vốn đầu tư cao như cơ khí, luyện kim, công nghiệp điện, điện tử chưa tận dụng được thế mạnh. Để củng cố năng lực, tối đa tiềm năng phát triển, giai đoạn 1 sẽ ưu tiên các định hướng phát triển sau: Đẩy mạnh thu hút các nhà đầu tư và doanh nghiệp FDIs lớn; Tái cơ cấu, nâng cao năng lực cạnh tranh các ngành có GTSX thấp; Gia tăng tỉ trọng đóng góp các ngành có lợi thế; Đẩy mạnh đào tạo sâu về chuyên môn và kĩ thuật.

Giai đoạn 2026-2030, mở rộng và hoàn thiện chuỗi giá trị công nghiệp. Tỉnh có lợi thế vượt trội về vị trí địa lý và kết nối giao thông. Do đó, liên kết vùng và liên kết nội tỉnh sẽ là động lực để tích hợp và mở rộng chuỗi giá trị ngành công nghiệp. Giai đoạn này, tỉnh tiếp tục phát triển khu vực FDIs qui mô lớn, đồng thời đẩy mạnh chuyển giao công nghệ. Đầu tư, xây dựng các doanh nghiệp OEMs nội địa, hợp tác kinh doanh (join ventures) giữa nội địa và nước ngoài, tạo tiền đề cho giai đoạn tới. Các định hướng khác bao gồm xây dựng vùng CN tập trung với lõi là các DN hạt nhân; hỗ trợ và khuyến khích các DN đang hoạt động đầu tư cho nghiên cứu và phát triển.

Giai đoạn 2031-2040, tiến tới hình thành nền công nghiệp công nghệ cao, thông minh. Trên nền tảng năng lực cạnh tranh tốt, chuỗi giá trị hoàn thiện với hệ thống doanh nghiệp có qui mô, tỉnh sẽ tập trung phát triển công nghiệp công nghệ cao, giá trị sản xuất lớn. Trung tâm đổi mới sáng tạo được xây dựng để thúc đẩy nghiên cứu, phát triển, thu hút nhân tài. Tỉnh ưu tiên hình thành hệ sinh thái các DN OEMs nội địa với lợi thế về công nghệ, năng lực sản xuất, tiến tới tối ưu tỉ lệ nội địa hoá và phát triển các sản phẩm công nghệ cao thế mạnh.

Đến năm 2050, tỉnh sẽ trở thành trục động lực kinh tế của khu vực với một nền công nghiệp công nghệ cao, thông minh, bền vững. Các ngành công nghiệp chủ lực, ngành công nghiệp duy trì và ngành công nghiệp tiềm năng đã được chọn ra như sau:


Các ngành công nghiệp chủ lực và ưu tiên của Hải Dương giai đoạn 2021-2030

​Trog thời kỳ tới, tỉnh tiếp tục tập trung vào phát triển các ngành công nghiệp chủ lực, đồng thời có các động thái thu hút, khởi tạo nền móng phát triển các ngành công nghiệp tiềm năng trong tương lai. Việc phát triển các ngành công nghiệp được chia theo các trụ cột trong đó mỗi trụ cột sẽ tập trung vào một tệp ngành công nghiệp riêng, phù hợp với định hướng chung của toàn ngành công nghiệp:

Trụ cột 1: Các ngành công nghiệp chủ lực

Ngành công nghiệp cơ khí luyện kim

Mục tiêu và chiến lược phát triển

Ngành công nghiệp cơ khí luyện kim là ngành chủ lực với đóng góp lớn nhất vào GTSX CN tỉnh, đồng thời có sự tham gia của nhiều doanh nghiệp lớn. Có nhiều tiềm năng tích hợp sản xuất linh kiện, lắp ráp phụ - thế mạnh của tỉnh vào chuỗi cung ứng cơ khí, đặc biệt là sản xuất ô tô, máy móc công nghiệp tại Hải Phòng, Quảng Ninh và Hà Nội…

Với tiềm năng và lợi thế hiện có, để gia tăng giá trị, đồng thời mở rộng chuỗi giá trị, ngành cơ khí chế tạo sẽ tập trung đẩy mạnh sản xuất các sản phẩm có giá trị và hàm lượng công nghệ cao, bao gồm kim loại chất lượng cao, kim loại màu phục vụ công nghiệp, sản xuất động cơ, sản phẩm cơ khí chính xác, công nghiệp ô tô, các loại máy xây dựng, máy móc công nghiệp, điện tử, tiến tới sản xuất ô tô điện, cùng các loại robot vào năm 2050, thông qua các chiến lược phát triển sau:

Thứ nhất, tập trung thu hút đầu tư từ các doanh nghiệp FDIs nghiên cứu, phát triển, sản xuất, lắp ráp sản phẩm cuối, lấy trọng tâm là khu vực phát triển... Các doanh nghiệp FDIs ở qui mô toàn cầu là hạt nhân thúc đẩy nguồn vốn đầu tư, giúp gia tăng qui mô sản xuất của ngành, và quan trọng là tiềm lực về nghiên cứu, phát triển, công nghệ sản xuất, và kinh nghiệm tiếp cận thị trường thế giới

Thứ hai, thu hút các doanh nghiệp OEMs quy mô lớn có nguồn vốn nước ngoài hoặc hợp tác kinh doanh Việt Nam - nước ngoài lắp ráp phụ và sản xuất thành phần. Hình thành hệ sinh thái OEMs cấp 1, hỗ trợ sản xuất cho DN FDIs giúp gia tăng tỉ lệ nội địa hoá, củng cố chuỗi cung ứng, tận dụng triệt để tiềm lực vốn có của khu vực FDIs

Thứ ba, xây dựng, tái cơ cấu hệ thống doanh nghiệp OEMs nội địa với mục tiêu trở thành nhà cung ứng cấp 2-3, cung cấp nguyên vật liệu và linh kiện sản xuất, tham gia vào chuỗi giá trị các DN FDIs trong và ngoài tỉnh. Với các DN đang hoạt động kinh doanh, tỉnh cần khuyến khích và hỗ trợ chuyển đổi cơ cấu sản phẩm sang nguyên vật liệu và linh kiện phục vụ sản xuất xe có động cơ và máy móc công nghiệp. Các giải pháp bao gồm thúc đẩy các DN FDIs và OEMs nước ngoài chuyển giao công nghệ, hỗ trợ nguồn vốn đầu tư vào dây chuyền sản xuất, công nghệ, đồng thời đào tạo nguồn lao động có chuyên môn sâu

Thứ tư, tích hợp với các DN OEMs tại Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh, Bắc Ninh, Bắc Giang và các tỉnh trong vùng kinh tế trọng điểm nhằm thúc đẩy phát triển công nghệ sản xuất, tối đa qui mô, gia tăng hiệu quả sản xuất ngành cơ khí, luyện kim. 

​ 

GTSX và tỷ trọng đóng góp ngành cơ khí luyện kim Hải Dương thời kỳ 20220-2050

Với các chiến lược trên cùng nhu cầu tăng mạnh trong nước, GTSX ngành cơ khí, luyện kim thời kỳ 2021-2030 tăng trưởng bình quân 13%/năm. Ngành cơ khí luyện kim Hải Dương ngày càng chiếm tỷ trọng cao trên cả nước, đến năm 2030, GTSX chiếm khoảng 6,5% GTSX ngành của Việt Nam. 

Ngành công nghiệp điện, điện tử

Mục tiêu và chiến lược phát triển

Ngành công nghiệp điện, điện tử là ngành đứng thứ 2 về GTSX công nghiệp của tỉnh, với tiềm năng phát triển rất lớn trong tương lai. Tuy nhiên, hiện tại ngành điện, điện tử vẫn còn hạn chế. các doanh nghiệp vẫn tập trung chủ yếu hoàn thiện các linh kiện và lắp ráp sơ cấp, chủ yếu gia công, lắp ráp theo yêu cầu từ nước ngoài, tỉ lệ nội địa hoá còn thấp dưới 10%. Với tiềm năng về vị trí địa lý cũng như thế mạnh về sản xuất, tỉnh có cơ hội và động lực rất lớn để phát triển các sản phẩm cuối, tích hợp và lắp ráp hoàn thiện.

Để tận dụng xu hướng phát triển vùng và hướng tới phát triển ngành công nghiệp công nghệ cao, tỉnh sẽ xây dựng chiến lược gia tăng năng lực cạnh tranh và phát triển theo chiều sâu trong chuỗi giá trị ngành công nghiệp điện, điện tử, cụ thể theo ba giai đoạn:

Giai đoạn 2021-2025: Đẩy mạnh thu hút các doanh nghiệp FDIs lớn sản xuất thiết bị điện tử thông minh, tập trung vào khâu sản xuất sản phẩm cuối và hệ thống OEMs sản xuất cấu thành, đặc biệt ưu tiên DN sản xuất màn hình LCD, camera, thiết bị trong ô tô và máy bay, TVs, tủ lạnh, loa thông minh, các sản phẩm khác phục vụ phát triển smart home (nhà thông minh). Các doanh nghiệp FDI lớn về sản phẩm cuối này sẽ kéo theo hệ thống OEMs, từ đó phát triển toàn bộ chuỗi giá trị và hệ sinh thái điện, điện tử

Giai đoạn 2025-2030: Tiến tới sản xuất các sản phẩm cảm biến thông qua tập trung nguồn lực cho nghiên cứu và phát triển, phát triển khu vực DN OEMs nội địa hoặc hợp tác đa quốc gia (join ventures). Tỉnh sẽ tạo mối liên kết chặt chẽ với các tỉnh có thế mạnh trong việc thu mua và cung ứng linh kiện sản xuất, đặc biệt là linh kiện cao cấp, hợp tác với các tỉnh trong vùng nhằm tích hợp vào chuỗi giá trị sản xuất của các tập đoàn đa quốc gia hiện có như Samsung, LG, Canon…

Giai đoạn 2030-2050: Phát triển nhà máy sản xuất vi mạch điện tử (chip) qui mô lớn, tập trung vào chip thương mại phục vụ cho điện thoại thông minh, ô tô và thiết bị điện tử thông minh khác.