Giai đoạn 2021-2023, trên địa bàn tỉnh Hải Dương đã triển khai 48 đề án khuyến công địa phương, hỗ trợ 48 cơ sở công nghiệp nông thôn với tổng kinh phí gần 9 tỷ đồng; triển khai 10 đề án khuyến công quốc gia, hỗ trợ 25 cơ sở công nghiệp nông thôn với tổng kinh phí hơn 8,6 tỷ đồng. Đối tượng được hỗ trợ là các cơ sở sản xuất cơ khí, chế biến nông, lâm, thủy sản, thực phẩm, sản xuất hàng công nghiệp phục vụ tiêu dùng và xuất khẩu... Năm 2024, dự kiến kinh phí sẽ hỗ trợ khoảng 3,6 tỷ đồng. Việc lựa chọn cơ sở để triển khai hỗ trợ năm đang được triển khai Các cơ sở được hỗ trợ khuyến công phải đáp ứng các yêu cầu về đăng ký ngành nghề sản xuất, kinh doanh, vốn điều lệ, diện tích nhà xưởng, máy móc, số lượng lao động... đảm bảo đúng quy định của pháp luật.
Cán bộ Cục Công Thương địa phương truyền đạt các nội dung tại hội nghị
Thảo luận tại hội nghị các đại biểu tham gia các ý kiến, đánh giá những kết quả nổi bật, chỉ ra những mặt còn hạn chế, bất cập trong thực hiện nhiệm vụ công tác khuyến công theo Nghị định số 45/2012/NĐ-CP những khó khăn, vướng mắc cần giải quyết nhằm khắc phục và triển khai đề án khuyến công đạt hiệu quả cao. Đồng thời đề nghị Bộ Công Thương tham mưu Chính phủ sớm ban hành nghị đinh thay thế Nghị định số 45/2012/NĐ-CP ngày 21 tháng 5 năm 2012 của Chính phủ về khuyến công để khắc những bất cập, hạn chế trong quá trình triển khai như: Đối tượng áp dụng của chính sách khuyến công; một số nội dung hoạt động khuyến công; nguồn kinh phí khuyến công; tổ chức hệ thống khuyến công; theo hướng dễ tiệp cận để chính sách khuyến công là chính sách “khuyến khích, hỗ trợ" các cơ sở công nghiệp nông thôn đầu tư máy móc, mở rộng sản xuất.