UBND tỉnh yêu cầu các sở, ban, ngành, đoàn thể; Chủ tịch UBND các huyện,
thị xã, thành phố, các tổ chức quản lý, khai thác công trình thủy lợi và các cơ
quan, đơn vị có liên quan căn cứ chức năng, nhiệm vụ được giao triển khai thực hiện đồng bộ, hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp đảm bảo an ninh nguồn nước, an toàn đập, hồ chứa nước, trong đó tập trung các nhiệm vụ chủ yếu sau: Tăng cường công tác phổ biến pháp luật và các quy định có liên quan
nhằm nâng cao nhận thức về bảo đảm an ninh nguồn nước và an toàn đập, hồ
chứa nước; tầm quan trọng bảo đảm an ninh nguồn nước và an toàn đập, hồ
chứa nước trong tình hình mới; Hoàn thiện chính sách, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà
nƣớc về bảo đảm an ninh nguồn nƣớc, an toàn đập, hồ chứa nước; Chủ động tích trữ, điều hòa, phân phối nguồn nước, đáp ứng yêu
cầu sử dụng nước phục vụ dân sinh và phát triển kinh tế - xã hội; Nâng cao năng lực quản lý, vận hành đảm bảo an toàn đập, hồ
chứa nước thủy lợi trên địa bàn tỉnh; Phòng, chống, giảm thiểu các tác động bất lợi do thiên tai liên quan
đến nước và biến đổi khí hậu; Ứng dụng khoa học công nghệ, chuyển đổi số trong đảm bảo an
ninh nguồn nước, an toàn đập, hồ chứa nước; Tăng cường bảo vệ môi trường, bảo vệ nguồn sinh thủy, phòng
chống ô nhiễm, suy thoái, cạn kiệt nguồn nước.
Việc xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện đảm bảo an ninh nguồn nước và an toàn đập, hồ chứa
nước đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 nhằm nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các sở, ngành, địa phương, cơ
quan, đơn vị và Nhân dân trên địa bàn tỉnh về vai trò, tầm quan trọng của việc
đảm bảo an ninh nguồn nước, an toàn đập, hồ chứa nước;
Tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo và nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý
nhà nước của chính quyền các cấp; sự phối hợp chặt chẽ, đồng bộ giữa các sở
ngành, cơ quan, đơn vị, địa phương trong việc quản lý, khai thác, sử dụng nước,
thích ứng với biến đổi khí hậu, bảo vệ môi trường, bảo vệ nguồn sinh thủy,
phòng, chống ô nhiễm, suy thoái, cạn kiệt nguồn nước.