Theo kế hoạch trong năm 2024 sẽ tổ chức các hoạt động xúc tiến thương mại trọng tâm, trọng điểm; hỗ trợ
các tổ chức, doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh tìm kiếm đối tác, mở rộng thị trường
tiêu thụ sản phẩm. Thúc đẩy và tăng cường mối liên kết trao đổi, hợp tác giữa
doanh nghiệp trong và ngoài nước; đẩy mạnh hỗ trợ các sản phẩm tiêu biểu, chủ
lực, có thế mạnh của tỉnh, các mặt hàng có lợi thế cạnh tranh và xuất khẩu;
Xây dựng, triển khai các hoạt động xúc tiến thương mại mang tính liên kết
vùng cho sản phẩm, ngành hàng có thế mạnh của tỉnh tại các thị trường mục tiêu;
tăng cường sự phối kết hợp nguồn lực từ các hoạt động xúc tiến và từ các cơ quan
bộ, ngành, địa phương, doanh nghiệp, tổ chức quốc tế...; kết hợp có hiệu quả các
hoạt động xúc tiến thương mại với xúc tiến đầu tư, văn hóa, du lịch,..
Phát triển thương mại điện tử trên địa bàn tỉnh Hải Dương trên cơ sở
phát huy tiềm năng, lợi thế của tỉnh; triển khai các giải pháp, hoạt động hỗ trợ
phát triển lĩnh vực thương mại điện tử trên địa bàn tỉnh phù hợp với tình hình
phát triển chung của cả nước; đưa thương mại điện tử trở thành hoạt động phổ
biến, được ứng dụng rộng rãi trong hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh
nghiệp, hoạt động tiêu dùng hàng ngày của người dân;
Gắn kết các hoạt động thương mại điện tử với xúc tiến thương mại, xúc
tiến đầu tư và xúc tiến du lịch. Tích cực thực hiện chuyển đổi số; tạo động lực
thúc đẩy sản xuất, kinh doanh trên địa bàn tỉnh.
Phát triển thị trường và ngành hàng
Trong năm 2024 sẽ tiếp tục thực hiện phương châm đa dạng hóa thị
trường, khai thác hiệu quả các cơ hội mở cửa thị trường từ các cam kết hội nhập
kinh tế quốc tế trong các Hiệp định thương mại tự do để đẩy mạnh xúc tiến xuất
khẩu vào các thị trường lớn như: EU, Nhật Bản, Hàn Quốc, ASEAN... Tăng
cường khai thác các thị trường còn tiềm năng như Hoa Kỳ, Nga, Đông Âu, Bắc
Âu, Ấn Độ, châu Phi, Trung Đông và châu Mỹ La tinh,... Đặc biệt tận dụng các
cơ hội thúc đẩy xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc
Tăng cường liên kết, hợp tác và đẩy mạnh hoạt
động XTTM tại các khu vực, vùng kinh tế trọng điểm như: Hà Nội, TP Hồ Chí
Minh, khu vực Tây Nam bộ, khu vực miền
Trung - Tây nguyên; các tỉnh Tây Bắc và có
biên giới với Trung Quốc
Đẩy mạnh xúc tiến tiêu thụ và xuất khẩu các sản phẩm công nghiệp, tiểu
thủ công nghiệp và làng nghề của tỉnh, như: Dệt may, da giày, điện tử, các sản
phẩm công nghiệp chế tạo, gốm sứ, đồ gỗ, thêu ren;
Chú trọng xúc tiến các sản phẩm nông nghiệp chế biến sâu, có lợi thế
xuất khẩu; các mặt hàng nông sản, thực phẩm đáp ứng các quy định, tiêu chuẩn
chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm, tiêu chuẩn trách nhiệm xã hội, môi
trường;
Ưu tiên các hoạt động hỗ trợ nghiên cứu thị trường nhằm phát triển, nâng
cao chất lượng sản phẩm, các hoạt động phát triển thương hiệu. Xây dựng kênh
phân phối trong nước ổn định cho các loại nông sản có tính thời vụ; các sản
phẩm nông nghiệp an toàn, có chất lượng, các sản phẩm OCOP như: Vải thiều,
cà rốt, hành, tỏi, nhãn, cây rau, củ, quả các loại; thịt lợn, gà, cá…
Đẩy mạnh xúc tiến tiêu thụ và xuất khẩu các sản phẩm công nghiệp, tiểu
thủ công nghiệp và làng nghề của tỉnh, như: Dệt may, da giày, điện tử, các sản
phẩm công nghiệp chế tạo, gốm sứ, đồ gỗ, thêu ren;
Chú trọng xúc tiến các sản phẩm nông nghiệp chế biến sâu, có lợi thế
xuất khẩu; các mặt hàng nông sản, thực phẩm đáp ứng các quy định, tiêu chuẩn
chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm, tiêu chuẩn trách nhiệm xã hội, môi
trường;
Ưu tiên các hoạt động hỗ trợ nghiên cứu thị trường nhằm phát triển, nâng
cao chất lượng sản phẩm, các hoạt động phát triển thương hiệu. Xây dựng kênh
phân phối trong nước ổn định cho các loại nông sản có tính thời vụ; các sản
phẩm nông nghiệp an toàn, có chất lượng, các sản phẩm OCOP như: Vải thiều,
cà rốt, hành, tỏi, nhãn, cây rau, củ, quả các loại; thịt lợn, gà, cá…
Đẩy mạnh xúc tiến tiêu thụ sản phẩm nông sản trên sàn thương mại điện tử
Tổ chức, tham gia các hoạt động xúc tiến thương mại, hội chợ,
triển lãm, khảo sát thị trường trong nước và quốc tế
Tổ chức chuỗi sự kiện tuyên truyền quảng bá, xúc tiến tiêu thụ vải
thiều (Trưng bày, quảng bá vải thiều tại một số tuyến phố đi bộ Hà Nội; Tổ chức
Lễ cắt băng xuất khẩu lô vải thiều đầu tiên; Tổ chức sự kiện "Vải thiều Thanh
Hà - Hành trình cùng các Tour Du lịch; Tổ chức sự kiện đưa vải thiều quảng
bá, giới thiệu và bán trên hệ thống vận tải hành khách của Đường sắt Việt Nam,
với chủ đề “Vải thiều Thanh Hà - Chắp cánh vươn xa trên các cung đường
sắt”.v.v.).
- Tổ chức Hội nghị quảng bá, giới thiệu sản phẩm tại Ga liên vận Quốc tế
Cao Xá, huyện Cẩm Giàng; kết nối chuỗi logistics tuyến đường sắt liên vận
quốc tế Cao Xá -Yên Viên - Đồng Đăng - Bằng Tường (Trung Quốc) và tuyến
đường sắt liên vận quốc tế Cao Xá -Yên Viên - Lào Cai - Sơn Yêu, Hà Khẩu
(Vân Nam - Trung Quốc).
- Tổ chức hội nghị kết nối tiêu thụ, xuất khẩu hàng hóa giữa Hệ thống
Thương vụ Việt Nam và các doanh nghiệp nhập khẩu nước ngoài với các doanh
nghiệp của Hải Dương.
- Tổ chức sự kiện “Không gian trải nghiệm thanh toán không dùng
tiền mặt” trên địa bàn tỉnh.
- Tổ chức hội chợ quảng bá, giới thiệu sản phẩm công nghiệp, tiểu thủ
công nghiệp, làng nghề, sản phẩm OCOP và nông sản tiêu biểu của tỉnh nhân kỷ
niệm 220 năm khởi lập thành Đông và 70 năm giải phóng TP Hải Dương.
- Tổ chức Tuần hàng giới thiệu sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu
biểu, sản phẩm làng nghề và OCOP gắn với cuộc vận động “Người Việt Nam ưu
tiên dùng hàng Việt Nam” tại Lễ hội Đền Bia - huyện Cẩm Giàng
Tổ chức gian hàng tham gia một số hội chợ quốc tế trong Chương trình
Xúc tiến thương mại trọng điểm quốc gia năm 2024 tại các vùng kinh tế trọng
điểm, như: Hội chợ thương mại quốc tế Việt Nam EXPO 2024 tại Hà Nội; Hội
chợ thương mại quốc tế VI.EXPO tại TP Hồ Chí Minh; Hội chợ Nông nghiệp
quốc tế Việt Nam 2024 tại Cần Thơ; Hội chợ Hành lang kinh tế Đông - Tây 2024
tại Đà Nẵng; Hội chợ Công Thương vùng Tây Bắc 2024 tại Điện Biên; Hội chợ
thương mại, du lịch “Nhịp cầu Xuyên Á” tại Quảng Trị; Hội chợ Đặc sản vùng
miền Việt Nam 2024 tại Hà Nội; Hội nghị Kết nối cung cầu hàng hóa giữa TP Hồ
Chí Minh với các tỉnh, thành phố trong cả nước....
Xây dựng, phát triển các sản phẩm, giải pháp thương mại điện tử
Hỗ trợ doanh nghiệp, đơn vị sản xuất, kinh doanh (SX-KD) triển khai ứng dụng dịch vụ hợp
đồng điện tử trong hoạt động SX-KD;
Hỗ trợ doanh nghiệp, đơn vị SX-KD xây dựng bộ mã vạch, mã QR code,
chip NFC; máy in mã tem, mã vạch; dán tem truy xuất nguồn gốc xuất xứ,
blockchain...;
Hỗ trợ doanh nghiệp xây dựng, cải tiến mô hình sản xuất kinh doanh
trên nền tảng internet và công nghệ số. Triển khai ứng dụng bộ giải pháp chuyển
đổi số, xây dựng bộ thương hiệu trực tuyến;
Tổ chức Tọa đàm “Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu lực
quản lý nhà nước đối với hoạt động TMĐT, nhất là bán hàng trên các Sàn
TMĐT và bán hàng trên các nền tảng mạng xã hội”;
Tổ chức các sự kiện chuyển đổi số, ứng dụng thanh toán không dùng
tiền mặt tại chợ truyền thống trong tỉnh.