Giao Sở Tài nguyên và Môi trường
rà soát các khu vực có nguy cơ phát tán ô nhiễm cao, chỉ đạo chủ cơ sở, tổ
chức được phân công quản lý có phương án chủ động khoanh vùng, cô lập, xử lý
tại chỗ hoặc chuyển giao chất thải, đặc biệt là chất thải nguy hại, lây nhiễm; tăng
cường trang thiết bị và tần suất vận chuyển chất thải đến khu xử lý chất thải đảm
bảo các yêu cầu về bảo vệ môi trường; Rà soát, thống kê, theo dõi và phát hiện kịp thời, lập phương án sẵn sàng
để có biện pháp ứng phó, xử lý khẩn cấp trong trường hợp xảy ra sự cố môi
trường do mưa lũ sau bão và sạt lở đất, Chủ động đánh giá, xác định các nguy cơ xảy ra tình trạng ô nhiễm môi
trường do sự cố, thiên tai trên địa bàn; xây dựng và tổ chức thực hiện các
phương án phòng ngừa ô nhiễm, đặc biệt là ô nhiễm nguồn nước nếu xảy ra hiện
tượng rò rỉ kho chứa hóa chất, vỡ hồ chứa nước thải; tắc, vỡ hệ thống thu gom,
thoát nước thải; hư hỏng chuồng trại chăn nuôi, chất thải phát sinh sau lũ lụt.
UBND các huyện, thị xã, thành phố chỉ đạo, duy trì công tác thu gom và xử lý chất thải phát sinh hàng ngày
từ các hoạt động kinh tế - xã hội; tổ chức thực hiện thu gom rác thải, bùn đất trôi
dạt do bão lũ, tăng cường hoạt động vệ sinh môi trường, khơi thông dòng chảy
đối với các hệ thống thu gom, thoát nước tại các đô thị và khu vực tập trung dân
cư, chợ, khu vực dịch vụ thương mại ...
T9- Cong van chi dao cong tac kiem soat moi truong_ khac phuc hau qua sau bao va mua lu.pdf