
Ông Trần Mạnh Tuấn, Phó Cục trưởng Cục Tần số vô tuyến
điện - Bộ Thông tin và Truyền thông chủ trì hội nghị
Ông Trần Mạnh Tuấn, Phó Cục trưởng Cục Tần số vô tuyến
điện - Bộ Thông tin và Truyền thông chủ trì hội nghị. Tham dự hội nghị có
lãnh đạo Cục Tần số vô tuyến điện,Trung tâm Tần số vô tuyến điện khu vực 5, Sở
Thông tin và Truyền thông các tỉnh, thành phố khu vực 5: Hải Phòng, Hưng Yên,
Thái Bình, Nam Định, Quảng Ninh và Hải Dương.
Thời gian qua, Trung tâm Tần số vô tuyến điện khu vực 5 đã
phối hợp với các Sở Thông tin và Truyền thông xây dựng ban hành văn bản tăng cường
quản lý tần số vô tuyến điện tại các địa phương; Tuyên truyền, phổ biến, hướng
dẫn các tổ chức, cá nhân có giấy phép sử dụng tần số vô tuyến điện sắp hết hạn
chấp hành đúng các quy định về quản lý và sử dụng tần số vô tuyến điện được thực
hiện thường xuyên, góp phần hạn chế các trường hợp vi phạm sử dụng tần số và
thiết bị vô tuyến điện hết hạn giấy phép hoặc không có giấy phép. Công tác kiểm
soát phát hiện vi phạm các quy định về sử dụng tần số vô tuyến điện được thực
hiện thường xuyên. và có nhiều đổi mới để
đáp ứng với sự phát triển của công nghệ thông tin vô tuyến điện...

Trong năm qua, Trung tâm Tần số vô tuyến điện khu vực 5 chủ
trì, Sở Thông tin và Truyền thông các địa phương thuộc khu vực phối hợp thực hiện
kiểm tra đột xuất 51 đơn vị. Kết quả, xử phạt 45 đơn vị, tăng 31 đơn vị so với
năm 2023, với tổng số tiền gần 105 triệu đồng đối với các hành vi vi phạm, chủ
yếu là sử dụng thiết bị vô tuyến điện không có giấy phép (39 đơn vị), sử dụng
không đúng tần số quy định trong giấy phép (12 đơn vị).
Trong đó, Hải Dương xử phạt 5 đơn vị (4 đơn vị không có giấy
phép, 1 đơn vị sử dụng thiết bị được miễn cấp phép nhưng không tuân thủ điều kiện
kỹ thuật và khai thác) với tổng số tiền hơn 16 triệu đồng.
Năm qua, Trung tâm Tần số vô tuyến điện khu vực 5 đã kiểm
tra, xác minh đối với 48 báo cáo phát xạ (báo cáo về điểm phát sóng gây nhiễu),
trong đó 6 điểm tại Hải Dương. Đây là những trường hợp sử dụng tần số vô tuyến
điện trong khu vực công trường thi công, bến bãi; một số địa phương sử dụng đài
truyền thanh không dây không có giấy phép, giấy phép hết hạn hoặc sử dụng không
đúng tần số quy định; sử dụng mic không dây… Ngoài ra, Trung tâm Tần số vô tuyến điện khu vực 5 đã kiểm
soát tần số vô tuyến điện tại nhiều sự kiện như lễ hội Carnival Hạ Long 2024 (Quảng
Ninh), lễ hội Hoa phượng đỏ Hải Phòng 2024.
Nội dung được quan tâm tại hội nghị, đó là kiểm tra, giám
sát sự xuất hiện của trạm BTS giả (thiết bị giả mạo hoạt động như một trạm
phát sóng BTS). Mặc dù đến nay trên địa bàn Hải Dương và 5 tỉnh, thành phố trong
khu vực chưa phát hiện trạm BTS giả nhưng Trung tâm Tần số vô tuyến điện khu vực
5 đã chuẩn bị các kịch bản để chủ động xử lý ngay khi phát hiện về trạm BTS giả,
nhất là tại các lễ hội, sự kiện lớn.
Năm 2025, Hải Dương nói riêng, cả nước nói chung sẽ diễn ra
nhiều sự kiện quan trọng, lễ hội truyền thống, sự kiện văn hóa thể thao, nhất
là Đại hội Đảng bộ các cấp. Lãnh đạo
Trung tâm Tần số vô tuyến điện khu vực 5, Sở Thông tin và Truyền thông các địa
phương thuộc khu vực nhất trí đề nghị Cục Tần số vô tuyến điện hỗ trợ kiểm soát
lưu động, ngăn chặn kịp thời các đối tượng xấu có các hành vi sử dụng trạm BTS
giả để lừađảo, gây mất an ninh trật tự, an toàn xã hội tạiđại phương.

Lãnh đạo Cục Tần số vô tuyến điện trao giấy khen cho 2 tập thể và 2 cá nhân vì đã có thành tích xuất sắc trong công tác phối hợp quản lý tần số vô tuyến điện năm 2024
Tại hội nghị, Cục Tần số vô tuyến điện đã tặng giấy khen cho
2 tập thể và 2 cá nhân vì đã có thành tích xuất sắc trong công tác phối hợp quản
lý tần số vô tuyến điện năm 2024.