Trong văn bản có nêu: Hiện nay, theo dự báo tình hình, mực nước lũ trên sông Thái Bình đã
vượt mức báo động III, lũ trên sông Luộc vượt mức báo động II, kết hợp với
triều cường, nước ở phía thượng nguồn tiếp tục dồn xuống phía hạ lưu và hiện
tại thời tiết đang tiếp tục mưa nên mực nước trên các sông tiếp tục lên.
Thời gian qua, các cấp, các ngành, địa phương đơn vị, lực lượng vũ
trang và nhân dân đã tích cực, chủ động, sáng tạo để lãnh đạo, chỉ đạo và thực
hiện kịp thời, hiệu quả các biện pháp để ứng phó chống lũ. Chủ tịch UBND
tỉnh ghi nhận và biểu dương tinh thần chủ động, tích cực của toàn thể cán bộ,
đảng viên và nhân dân trên địa bàn tỉnh trong công tác ứng phó chống lũ.
Tuy nhiên, nhiều ngày nay các lực lượng đã căng mình ứng phó chống
lũ, gây mệt mỏi nên có thể lơ là chủ quan. Mặt khác lũ vẫn tiếp tục lên, các
tuyến đê đã bị ngâm nước nhiều ngày nay dẫn đến hiện tượng đất bị bão hòa
nước, có nguy cơ gây sạt trượt, rò rỉ đe dọa đến an toàn công trình đê điều,
đặc biệt trong đêm nay và ngày mai.
Để tiếp tục bảo vệ an toàn ở mức cao nhất cho hệ thống đê điều, Chủ
tịch UBND tỉnh yêu cầu các địa phương, đơn vị tiếp tục khẩn trương, nghiêm túc
thực hiện chỉ đạo của tỉnh tại các công điện, thông báo kết luận đã ban hành;
tập trung thực hiện ngay một số nội dung sau:
- Bố trí thêm lực lượng để tuần tra, canh gác bảo vệ đê toàn tuyến 24/24
giờ (đặc biệt trong tối, đêm nay và ngày mai). Tại các địa điểm đê xung yếu
đã, đang xử lý và mới phát hiện phải thực hiện phân ca trực cụ thể cho từng
người đối với từng điểm sự cố để theo dõi diễn biến, thông tin báo cáo tình
hình kịp thời;
- Chuẩn bị đầy đủ vật tư, thiết bị, phương tiện, lực lượng để sẵng sàng
ứng phó, xử lý ngay các tình huống sự cố đê điều.
Các thành viên Ban chỉ huy PCTT& TKCN tỉnh phụ trách các địa
bàn có điểm xung yếu về đê điều trực tiếp xuống hiện trường trong tối và đêm
nay để kiểm tra, lãnh đạo, chỉ đạo, hỗ trợ các địa phương thực hiện nhiệm vụ.