1. Về tình hình thực hiện nhiệm vụ kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội
năm 2024 và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2025.
1.1. Cơ bản thống nhất với Báo cáo số 4213/BC-SKHĐT ngày 18/11/2024
của Sở Kế hoạch và Đầu tư về tình hình thực hiện nhiệm vụ kế hoạch phát triển
kinh tế - xã hội năm 2024 và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2025.
1.2. Về đánh giá tình hình thực hiện nhiệm vụ kế hoạch phát triển kinh tế - xã
hội năm 2024:
- Năm 2024, tình hình phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh đã đạt mục tiêu tổng
quát đề ra với nhiều kết quả quan trọng trên các lĩnh vực: dự kiến 13/15 chỉ tiêu đạt
và vượt kế hoạch đã đề ra; tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh (GRDP) ước tăng
10,02% (vượt mục tiêu tăng trên 9%), thu ngân sách nhà nước vượt 46,7% dự toán
năm. Tuy nhiên, qua đánh giá tình hình kết quả thực hiện Kế hoạch phát triển kinh
tế - xã hội năm 2024 của tỉnh vẫn còn những hạn chế, khó khăn đó là: (1) Còn 02
chỉ tiêu không hoàn thành là: Chỉ tiêu tỷ lệ vốn đầu tư phát triển trên địa bàn so với
GRDP và Chỉ tiêu phát triển mới doanh nghiệp; (2) Tiến độ giải ngân vốn đầu tư
công còn chậm; (3) Cơ sở vật chất tại một số đơn vị y tế xuống cấp, thiếu thiết bị y
tế chuyên sâu, hiện đại.
- Về nguyên nhân của các hạn chế, khó khăn:
+ Nguyên nhân khách quan: (1) Sự biến động nhanh, phức tạp, khó lường,
nhiều diễn biến chưa có tiền lệ, vượt dự báo; thời tiết diễn biến phức tạp, đặc biệt
là ảnh hưởng của bão số 3 rất nặng nề, nguy cơ xâm nhập mặn ngày càng tăng tại
các sông hạ lưu gây ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp và đời sống dân sinh, tạo
áp lực lớn lên công tác chỉ đạo điều hành; (2) Năm 2024 nhiều quy định pháp luật mới được ban hành và một số chính sách, quy định phải chờ hướng dẫn để có căn
cứ tổ chức, thực hiện. Các thị trường xuất khẩu truyền thống chưa hoàn toàn phục
hồi. Thị trường bất động sản trầm lắng.
+ Nguyên nhân chủ quan: (1) Một số lãnh đạo sở, ban, ngành, địa phương
chưa thực sự quyết tâm, quyết liệt trong chỉ đạo, điều hành tháo gỡ khó khăn mang
tính chất “điểm nghẽn” thuộc thẩm quyền, lĩnh vực phụ trách; (2) Ngay từ đầu năm
2024 tỉnh không có kịch bản giải ngân vốn đầu tư công dẫn đến khối lượng hoàn
thành thấp, giải ngân vốn chưa đáp ứng yêu cầu; (3) Chế độ, chính sách đãi ngộ,
thu hút nhân viên y tế trong hệ thống y tế công lập chưa đáp ứng được yêu cầu; (4)
Một bộ phận cán bộ, công chức còn chưa quyết liệt, kịp thời, nhạy bén, sâu sát
trong triển khai thực hiện; trình độ chưa đồng đều.
1.3. Về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2025: Giao Sở Kế hoạch và
Đầu tư tiếp thu ý kiến tham gia của các đại biểu dự họp, đặc biệt là ý kiến của đồng
chí Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh để hoàn thiện Báo cáo.
1.4. Về các nhiệm vụ, giải pháp cần tập trung triển khai, thực hiện trong thời
gian tới: Để hoàn thành mục tiêu, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2025 và
Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2021-2025 đã đề ra, UBND tỉnh yêu
cầu các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thành phố, thị xã cần tập trung triển khai
thực hiện một số nội dung sau:
(1) Ngay từ đầu năm 2025, yêu cầu các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thị
xã, thành phố quán triệt và chấp hành nghiêm, thực hiện đồng bộ, quyết liệt, hiệu
quả các Nghị quyết, Chỉ thị, Kết luận của Trung ương và của tỉnh. Căn cứ các chỉ
tiêu theo ngành, lĩnh vực, địa phương, kịp thời tham mưu cho UBND tỉnh tập trung
chỉ đạo, điều hành chủ động, linh hoạt, đồng bộ các chủ trương, chính sách của
Đảng và Nhà nước; bám sát tình hình thực tế, phản ứng chính sách kịp thời, phù
hợp, nhất là những vấn đề cấp bách phát sinh trong ngắn hạn; đồng thời thực hiện
hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp mang tính căn cơ trong trung hạn và dài hạn.
Phấn đấu hoàn thành và hoàn thành vượt mức các chỉ tiêu phát triển kinh tế- xã hội
của năm 2025 và giai đoạn 2021-2025 đã đề ra. Nhất là đối với các chỉ tiêu khó
như: Chỉ tiêu phát triển doanh nghiệp mới; chỉ tiêu tăng tỷ lệ giường bệnh… Siết
chặt kỷ luật, kỷ cương, nâng cao hiệu quả chỉ đạo, điều hành của người đứng đầu
trong xây dựng và thực thi pháp luật; đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính; cải
thiện môi trường đầu tư, kinh doanh; tăng cường chuyển đổi số; tăng cường phân
cấp, phân quyền gắn với việc tăng cường kiểm tra, giám sát, kiểm soát quyền lực.
(2) Sở Kế hoạch và Đầu tư nghiên cứu, đánh giá, phân tích rõ về cơ cấu kinh
tế, tính khả thi theo mục tiêu Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh và Nghị quyết
HĐND tỉnh đề ra đến năm 2025 để xây dựng kịch bản phát triển kinh tế - xã hội,
kịch bản giải ngân vốn đầu tư công của tỉnh ngay từ đầu năm 2025. Lưu ý, cần xây
dựng kịch bản chi tiết theo từng tháng, từng quý, 6 tháng và 01 năm (với dự án đầu
tư công thì cần có kịch bản chi tiết cho từng dự án) đảm bảm tham mưu với UBND
tỉnh, Lãnh đạo UBND tỉnh chủ động trong điều hành phát triển kinh tế - xã hội.
(3) Sở Xây dựng, Sở Tài nguyên và Môi trường, UBND các huyện, thành phố,
thị xã rà soát lại quy hoạch xây dựng vùng huyện, quy hoạch đô thị, quy hoạch sử
dụng đất của các địa phương đảm bảo đồng bộ, thống nhất với quy hoạch tỉnh đã
được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt để thuận lợi trong việc triển khai thực hiện các
dự án đầu tư xây dựng trên địa bàn tỉnh. Tăng cường sử dụng ứng dụng công nghệ
thông tin để quản lý quy hoạch xây dựng, quy hoạch đất đai, quản lý dự án đầu tư sử
dụng vốn đầu tư công và các dự án đầu tư ngoài ngân sách nhà nước.
(4) Giao Sở Kế hoạch và Đầu tư, Ban Quản lý các khu công nghiệp nghiên
cứu, rà soát, đề xuất danh mục, lĩnh vực ưu tiên thu hút đầu tư, hạn chế thu hút đầu
tư, không thu hút đầu tư vào các khu công nghiệp theo hướng ưu tiên các dự án có
công nghệ tiên tiến, hiện đại, công nghệ mới, công nghệ cao; có giá trị gia tăng
cao, tác động lan tỏa tích cực, kết nối chuỗi sản xuất và cung ứng toàn cầu.
(5) Giao Sở Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với các sở: Tài chính, Xây
dựng, Tài nguyên và Môi trường và UBND các huyện, thị xã, thành phố chủ động
tham mưu cho UBND tỉnh trong việc xử lý các dự án chậm tiến độ, các khu đất, tài
sản công hiện không sử dụng, các công trình xây dựng dở dang chưa đưa vào sử
dụng gây thất thoát, lãng phí theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ.
Phân công đồng chí Lưu Văn Bản, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh chỉ
đạo Sở Kế hoạch và Đầu tư phối hợp các cơ quan, đơn vị liên quan xây dựng
phương án xử lý báo cáo UBND tỉnh trước ngày 15/01/2025.
(6) Giao Thanh tra tỉnh chủ trì, phối hợp với Văn phòng UBND tỉnh và các sở,
ngành, UBND các huyện, thị xã, thành phố và các đơn vị có liên quan, rà soát, tổng
hợp, báo cáo kết quả thực hiện các kết luận của Thanh tra Chính phủ, của các bộ,
ngành Trung ương, của Thanh tra tỉnh, Chủ tịch UBND tỉnh; tập trung giải quyết dứt
điểm các nội dung theo kết luận, không để tồn đọng kéo dài; báo cáo kết quả rà soát
và đề xuất, kiến nghị với Chủ tịch UBND tỉnh trước ngày 15/12/2024.
(7) Sở Tài nguyên và Môi trường khẩn trương tham mưu cho UBND tỉnh
trong việc xác định tiền sử dụng đất của các dự án (trong đó, có các dự án khu dân
cư, khu đô thị) sau khi UBND tỉnh thông qua “Quy định một số chỉ tiêu cụ thể khi
áp dụng phương pháp định giá đất trên địa bàn tỉnh” để đảm bảo nguồn thu ngân
sách cho đầu tư phát triển.
(8) Đề nghị Cục Thuế tỉnh quản lý thu ngân sách Nhà nước chặt chẽ, đảm bảo
thu đúng, thu đủ, khai thác tối đa nguồn thu còn dư địa. Đối với các doanh nghiệp
có hoạt động sản xuất kinh doanh trên địa bàn tỉnh, nhưng không có trụ sở tại tỉnh
Hải Dương, giao Cục Thuế tỉnh hướng dẫn doanh nghiệp đăng ký thuế tại tỉnh để
tăng thu ngân sách tỉnh, báo cáo kết quả với Chủ tịch UBND tỉnh trước ngày
31/12/2024.
(9) UBND các huyện, thành phố xây dựng Kế hoạch đẩy nhanh tiến độ bồi
thường giải phóng mặt bằng, bàn giao đất để thi công xây dựng các công trình, dự
án sử dụng vốn đầu tư công cũng như các dự án đầu tư xây dựng khu công nghiệp, cụm công nghiệp, các dự án đầu tư xây dựng khu dân cư, khu đô thị, các dự án
dịch vụ logistic,…trên địa bàn tỉnh; báo cáo Sở Tài nguyên và Môi trường tổng
hợp báo cáo UBND tỉnh (qua Văn phòng UBND tỉnh) trước ngày 20/12/2024.
(10) Giao Sở Nội vụ phối hợp với Ban Tổ chức Tỉnh ủy triển khai tổng kết
Nghị quyết 18-NQ/TW, ngày 25/10/2017 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng
khóa XII và chủ động nghiên cứu, kịp thời tham mưu Kế hoạch triển khai về sắp
xếp tổ chức bộ máy, tinh giản biên chế, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công
chức, viên chức theo Nghị quyết, Kết luận của Bộ Chính trị, Ban Chấp hành Trung
ương Đảng;
1.5. Giao Sở Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với Cục Thống kê tỉnh, các
sở, ngành, địa phương và cơ quan, đơn vị liên quan cập nhật số liệu đảm bảo chính
xác và tiếp thu các ý kiến tham gia để hoàn thiện Báo cáo; phối hợp với Văn phòng
UBND tỉnh để xây dựng Báo cáo của Ban cán sự Đảng UBND tỉnh để báo cáo Ban
Thường vụ Tỉnh ủy, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh theo Quy chế làm việc.
2. Về đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch đầu tư công vốn ngân sách địa
phương năm 2024 và dự kiến kế hoạch năm 2025 (Báo cáo số 4315/BC-SKHĐT,
ngày 26/11/2024) và Phương án điều chỉnh, phân bổ kế hoạch đầu tư công vốn
NSĐP 5 năm 2021-2025 (vốn cấp tỉnh) (Báo cáo số 4316/BC-SKHĐT, ngày
26/11/2024).
2.1. Cơ bản thống nhất với Báo cáo số 4315/BC-SKHĐT ngày 26/11/2024 của
Sở Kế hoạch và Đầu tư về đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch đầu tư công vốn
ngân sách địa phương năm 2024 và dự kiến kế hoạch năm 2025 và Báo cáo số
4316/BC-SKHĐT, ngày 26/11/2024 của Sở Kế hoạch và Đầu tư về Phương án điều
chỉnh, phân bổ kế hoạch đầu tư công vốn NSĐP 5 năm 2021-2025 (vốn cấp tỉnh).
2.2. Giao Sở Kế hoạch và Đầu tư tiếp thu ý kiến tham gia của các đại biểu dự
họp; phối hợp với Văn phòng UBND tỉnh xây dựng Báo cáo của Ban cán sự đảng
UBND tỉnh để báo cáo Ban Thường vụ Tỉnh ủy theo Quy chế làm việc.
2.3. Giao Sở Tài chính, phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài nguyên và
Môi trường, Cục Thuế tỉnh và các đơn vị, địa phương xây dựng phương án phân bổ
nguồn tăng thu từ đất năm 2024, dự báo nguồn tăng thu từ đất năm 2025 và kịp thời
tham mưu, báo cáo UBND tỉnh phương án phân bổ nguồn tăng thu theo quy định.
Giao Sở Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với các sở, ngành, địa phương
chủ động rà soát, tổng hợp, chuẩn bị danh mục các công trình dự án có đủ điều
kiện, có khả năng thực hiện để đề xuất phân bổ ngay khi có nguồn tăng thu từ đất
năm 2024, năm 2025.
2.4. Giao Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính,
Cục thuế tỉnh và các sở ngành, địa phương theo chức năng nhiệm vụ: khẩn trương
xây dựng phương án, kế hoạch chi tiết (chuẩn bị đầu tư, lựa chọn nhà đầu tư,
GPMB, giao đất hoặc đấu giá đất, thu tiền sử dụng đất...) để đảm bảo nguồn thu từ
đất cho Kế hoạch đầu tư công 2025, đảm bảo chủ động, kịp thời, đạt hiệu quả cao.
2.5. Yêu cầu các chủ đầu tư dự án, các địa phương:
- Đối với các dự án dự kiến tạo nguồn và dự án dự kiến tăng thu: yêu cầu chủ
động xây dựng kế hoạch triển khai, thực hiện để đảm bảo chủ động về nguồn lực
theo Kế hoạch đầu tư công 2025.
- Đối với các dự án đầu tư công: xây dựng kế hoạch tiến độ thực hiện và kịch
bản giải ngân chi tiết đến từng dự án để theo dõi, giám sát ngay từ đầu năm ngay
sau khi Kế hoạch đầu tư công năm 2025 được HĐND tỉnh thông qua; thực hiện
chế độ báo cáo đánh giá từng tháng, từng quý đúng quy định để chủ động kiểm
soát tình hình thực hiện và giải ngân vốn; tránh tình trạng đầu năm, giữa năm tỷ lệ
giải ngân thấp, tạo áp lực giải ngân quá lớn vào cuối năm.
- Cập nhật thông tin, số liệu trên Phần mềm Quản lý dự án đầu tư công toàn
tỉnh ngay khi có phát sinh giải ngân và cập nhật tiến độ các dự án hàng tuần, luôn
theo dõi và rà soát theo cấp quản lý đối với tiến độ triển khai dự án, tiến độ giải
ngân từng dự án trên toàn tỉnh (kể cả dự án cấp xã).
3. Về tình hình thực hiện dự toán ngân sách năm 2024, phương án phân
bổ ngân sách địa phương năm 2025; kế hoạch tài chính - ngân sách 03 năm
2025-2027 (Báo cáo số 4796/BC-STC, ngày 20/11/2024).
3.1. Đối với dự toán thu ngân sách năm 2025: Ngay từ đầu năm, đề nghị cấp
ủy, chính quyền các cấp triển khai quyết liệt và đồng bộ các giải pháp thu, phấn
đấu số thu nội địa năm 2025 hoàn thành ở mức cao nhất.
3.2. Đối với Dự toán chi ngân sách năm 2025: Yêu cầu, rà soát kỹ số liệu đảm
bảo nguyên tắc phân bổ dự toán, đúng tiêu chuẩn định mức quy định, bao quát hết
nhiệm vụ chi để đảm bảo các cơ quan đơn vị có nguồn lực chủ động thực hiện
nhiệm vụ ngay từ đầu năm; quán triệt tinh thần tiết kiệm, hiệu quả trong sử dụng
nguồn lực, tránh thất thoát lãng phí, đảm bảo cân đối giữa các ngành, lĩnh vực. Sở
Tài chính, Cục Thuế tỉnh chịu trách nhiệm về số liệu tổng hợp và đề xuất giao dự
toán thu, chi cho các cơ quan, đơn vị và các địa phương.
3.3. Giao Sở Tài chính tiếp thu ý kiến tham gia của các đại biểu dự họp; phối
hợp với Văn phòng UBND tỉnh xây dựng Báo cáo của Ban cán sự đảng UBND tỉnh
để báo cáo Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh theo Quy chế
làm việc.
4. Về quy định thẩm quyền quyết định phê duyệt nhiệm vụ và dự toán
kinh phí thực hiện mua sắm tài sản, trang thiết bị; Phân cấp thẩm quyền
quyết định phê duyệt nhiệm vụ và kinh phí cải tạo, nâng cấp, mở rộng, xây
dựng mới hạng mục công trình trong các dự án đã đầu tư xây dựng từ nguồn
chi thường xuyên ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh Hải Dương (Tờ trình
số 4880/TTr-STC, ngày 26/11/2024).
4.1. Cơ bản nhất trí với Tờ trình số 4880/TTr-STC, ngày 26/11/2024 của Sở
Tài chính đề xuất trình HĐND tỉnh phân cấp thẩm quyền quyết định phê duyệt
nhiệm vụ và kinh phí cải tạo, nâng cấp, mở rộng, xây dựng mới hạng mục công trình trong các dự án đã đầu tư xây dựng từ nguồn chi thường xuyên ngân sách nhà
nước trên địa bàn tỉnh Hải Dương.
Tuy nhiên, để mua sắm tài sản, trang thiết bị; cải tạo, nâng cấp, mở rộng, xây
mới các hạng mục công trình ở các cấp ngân sách theo quy định tại Nghị định số
138/2024/NĐ-CP ngày 24/10/2024 của Chính phủ đảm bảo công bằng, tiết kiệm,
hiệu quả, tránh chồng chéo, lãng phí trong công tác tổ chức thực hiện Nghị quyết,
giao Sở Tài chính tham mưu cho UBND tỉnh ban hành Hướng dẫn quy trình triển
khai thực hiện Nghị quyết theo hướng:
- Các đơn vị dự toán cấp tỉnh, UBND cấp huyện, cấp xã chủ trì rà soát sự cần
thiết; chủ động trong việc phê duyệt và trình phê duyệt nhiệm vụ, dự toán; chịu
trách nhiệm về tính hiệu quả, tiết kiệm, tránh dàn trải, thất thoát, lãng phí, gửi về
Sở Tài chính để tổng hợp.
- Sở Tài chính tổng hợp nội dung báo cáo của các đơn vị dự toán cấp tỉnh,
UBND cấp huyện, cấp xã; căn cứ khả năng ngân sách báo cáo xin ý kiến UBND
tỉnh các nội dung: Mua sắm tài sản, trang thiết bị; cải tạo, nâng cấp, mở rộng, xây
mới các hạng mục công trình ở các cấp ngân sách (cả trong và ngoài định mức chi)
làm cơ sở bố trí dự toán. Giao Sở Tài chính tham mưu cụ thể về thời gian nhận và
tổng hợp báo cáo, tránh việc chậm chễ trong công tác xây dựng dự toán ngân sách
địa phương trình cấp thẩm quyền phê duyệt.
4.2. Đối nội dung mua sắm tài sản, trang thiết bị; cải tạo, nâng cấp, mở rộng,
xây mới các hạng mục công trình ở các cấp ngân sách năm 2025: Giao Sở Tài
chính tham mưu, xây dựng dự thảo Nghị quyết HĐND tỉnh theo hướng giao
UBND tỉnh kiểm tra, rà soát lại danh mục nhiệm vụ, dự toán mua sắm tài sản,
trang thiết bị; cải tạo, nâng cấp, mở rộng, xây mới các hạng mục công trình ở các
cấp ngân sách (cả trong và ngoài định mức chi); được phép điều chỉnh nhiệm vụ,
kinh phí đảm bảo không vượt quá tổng mức dự toán được giao.
4.3. Giao Sở Tài chính tiếp thu ý kiến tham gia của các đại biểu dự họp, phối
hợp với Văn phòng UBND tỉnh xây dựng và hoàn thiện Tờ trình, Dự thảo Nghị
quyết để trình HĐND tỉnh Kỳ họp thường lệ cuối năm 2024 theo quy định.
Trên đây là kết luận của đồng chí Lê Ngọc Châu, Chủ tịch UBND tỉnh tại
cuộc họp UBND tỉnh tháng 11 năm 2024 (lần 5).
TBhop UBND tinh thang 11 lan 5 (end).pdf