Đăng nhập

Cổng thông tin điện tử tỉnh Hải Dương

23/4/2023  |  English  |  中文

Thông báo kết luận của đồng chí Lê Ngọc Châu, Chủ tịch UBND tỉnh tại cuộc họp UBND tỉnh tháng 11 năm 2024 (lần 6)

Ngày 28 tháng 11 năm 2024, đồng chí Lê Ngọc Châu, Chủ tịch UBND tỉnh chủ trì phiên họp UBND tỉnh tháng 11 năm 2024 (lần 6). Đồng chí kết luận như sau:

​​​1. Về Kế hoạch biên chế công chức trong cơ quan hành chính; số lượng người làm việc, lao động hợp đồng theo Nghị định số 111/2022/NĐ-CP trong các đơn vị sự nghiệp công lập và các hội do Đảng, Nhà nước giao nhiệm vụ thuộc tỉnh năm 2025 (Tờ trình số 550/TTr-SNV, ngày 27/11/2024) và giao số lượng cán bộ, công chức cấp xã và người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã trên địa bàn tỉnh năm 2025 (Tờ trình số 546/TTr-SNV, ngày 26/11/2024). 

1.1. Cơ bản thống nhất với Tờ trình số 550/TTr-SNV, ngày 27/11/2024 của Sở Nội vụ về Kế hoạch biên chế công chức trong cơ quan hành chính; số lượng người làm việc, lao động hợp đồng theo Nghị định số 111/2022/NĐ-CP trong các đơn vị sự nghiệp công lập và các hội do Đảng, Nhà nước giao nhiệm vụ thuộc tỉnh năm 2025 và Tờ trình số 546/TTr-SNV, ngày 26/11/2024 của Sở Nội vụ về giao số lượng cán bộ, công chức cấp xã và người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã trên địa bàn tỉnh năm 2025. 

1.2. Sở Nội vụ tiếp thu ý kiến tham gia của các đại biểu dự họp, phối hợp với Văn phòng UBND tỉnh tham mưu cho Ban cán sự đảng UBND tỉnh báo cáo Ban Thường vụ Tỉnh ủy và trình HĐND tỉnh tại Kỳ họp cuối năm 2024 theo quy định. 

1.3. Sở Nội vụ phối hợp với Ban Tổ chức Tỉnh ủy triển khai tổng kết Nghị quyết 18-NQ/TW, ngày 25/10/2017 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII và chủ động nghiên cứu, kịp thời tham mưu Kế hoạch triển khai về sắp xếp tổ chức bộ máy, tinh giản biên chế, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, ​​viên chức theo Nghị quyết, Kết luận của Bộ Chính trị, Ban Chấp hành Trung ương Đảng; tham mưu, xây dựng Báo cáo về thực trạng biên chế công chức, viên chức tỉnh Hải Dương; trong đó, cần nêu rõ thực trạng biên chế so với mặt bằng chung toàn quốc để đề xuất, kiến nghị, báo cáo Bộ Nội vụ và Ban Tổ chức Trung ương. 

1.4. Đồng chí Nguyễn Minh Hùng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh chỉ đạo và ký các văn bản liên quan theo quy định. 

2. Về Quy định giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh của Nhà nước thuộc thẩm quyền quản lý của tỉnh Hải Dương. 

2.1. Cơ bản thống nhất với đề xuất của Sở Y tế tại Tờ trình số 176/TTr-SYT, ngày 21/11/2024 về đề nghị UBND tỉnh trình HĐND tỉnh ban hành Nghị quyết Quy định giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh của Nhà nước thuộc thẩm quyền quản lý của tỉnh Hải Dương. 

2.2. Sở Y tế tiếp thu ý kiến tham gia của các đại biểu dự họp; tổ chức kiểm tra, rà soát và chịu trách nhiệm trước Ủy ban nhân dân tỉnh về việc tham mưu, đề xuất ban hành giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh; chỉnh sửa, hoàn thiện hồ sơ, dự thảo Nghị quyết để trình HĐND tỉnh tại Kỳ họp thường lệ cuối năm 2024 theo đúng quy định. 

2.3. Phân công đồng chí Trần Văn Quân, Phó Chủ tịch UBND tỉnh chỉ đạo và ký các văn bản liên quan theo quy định. 

3. Về chấp thuận thu hồi đất; cho phép chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa, đất rừng phòng hộ, đất rừng sản xuất để thực hiện các dự án, công trình trên địa bàn tỉnh năm 2025. 

3.1. Cơ bản thống nhất với Tờ trình số 800/TTr-STNMT, ngày 18/11/2024 của Sở Tài nguyên và Môi trường về đề nghị UBND tỉnh trình HĐND tỉnh ban hành Nghị quyết chấp thuận thu hồi đất; cho phép chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa, đất rừng phòng hộ, đất rừng sản xuất để thực hiện các dự án, công trình trên địa bàn tỉnh năm 2025. 

3.2. Yêu cầu UBND các huyện, thị xã, thành phố, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Xây dựng và các sở, ngành, đơn vị liên quan khẩn trương rà soát bổ sung các dự án khu dân cư, đô thị; đầu tư công; các công trình, dự án phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, an ninh, quốc phòng khả thi trong tổ chức thực hiện (nếu có), gửi Sở Tài nguyên và Môi trường trước ngày 30/11/2024 để tổng hợp, thẩm định; lưu ý, các công trình, dự án có sử dụng đất đã hoàn thành thủ tục đầu tư, xây dựng, phù hợp quy hoạch sử dụng đất phải được bố trí vào kế hoạch sử dụng đất hằng năm của cấp huyện, tránh tình trạng khi triển khai, thực hiện vướng mắc về thủ tục đất đai. 

 3.3. Sở Tài nguyên và Môi trường tiếp thu ý kiến tham gia của các đại biểu dự họp; thẩm định và phối hợp Văn phòng UBND tỉnh tham mưu UBND tỉnh trình HĐND tỉnh ban hành Nghị quyết chấp thuận thu hồi đất; cho phép chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa, đất rừng phòng hộ, đất rừng sản xuất để thực hiện các dự án, công trình trên địa bàn tỉnh năm 2025 theo đúng quy định. 

3.4. Đồng chí Lưu Văn Bản, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh chỉ đạo kiểm tra, rà soát và ký các văn bản liên quan; chỉ đạo hoàn thành việc lập và ký phê duyệt kế hoạch sử dụng đất năm 2025 cấp huyện theo quy định của pháp luật. 

4. Về chủ trương đầu tư Dự án cải tạo, nâng cấp cấp bách các trạm bơm do UBND cấp huyện quản lý trên địa bàn tỉnh Hải Dương. 

4.1. Thống nhất với nội dung tại Báo cáo số 4354/BC-SKHĐT, ngày 27/11/2024 của Sở Kế hoạch và Đầu tư về chủ trương đầu tư Dự án cải tạo, nâng cấp cấp bách các trạm bơm do UBND cấp huyện quản lý trên địa bàn tỉnh Hải Dương. Lưu ý, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn rà soát và chịu trách nhiệm trong việc xác định tổng mức đầu tư, đảm bảo sát với thực tế, tránh phải điều chỉnh chủ trương đầu tư trong quá trình thực hiện dự án. 

4.2. Sở Kế hoạch và Đầu tư phối hợp với Văn phòng UBND tỉnh xây dựng và hoàn thiện Tờ trình, Dự thảo Nghị quyết để kịp thời trình HĐND tỉnh tại Kỳ họp HĐND tỉnh thường lệ cuối năm 2024. 

5. Về chủ trương đầu tư Dự án xây dựng đường ven đê sông Luộc đoạn từ đường tỉnh 396B đến đền Khúc Thừa Dụ. 

5.1. Cơ bản thống nhất với nội dung tại Báo cáo số 4327/BC-SKHĐT, ngày 25/11/2024 của Sở Kế hoạch và Đầu tư về chủ trương đầu tư Dự án xây dựng đường ven đê sông Luộc đoạn từ đường tỉnh 396B đến đền Khúc Thừa Dụ. Giao Sở Kế hoạch và Đầu tư tiếp thu ý kiến tham gia của các đại biểu dự họp để hoàn thiện Tờ trình, Dự thảo Nghị quyết. Lưu ý, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Giao thông vận tải rà soát và chịu trách nhiệm trong việc xác định tổng mức đầu tư, đảm bảo sát với thực tế, tránh phải điều chỉnh chủ trương đầu tư trong quá trình thực hiện dự án. 

5.2. Sở Xây dựng khẩn trương thẩm định, trình phê duyệt Hồ sơ Điều chỉnh quy hoạch xây dựng vùng huyện Ninh Giang, tỉnh Hải Dương đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 đảm bảo chất lượng, tiến độ và theo quy định của pháp luật; báo cáo UBND tỉnh trước ngày 04/12/2024. 

- Sau khi UBND tỉnh phê duyệt Hồ sơ Điều chỉnh quy hoạch xây dựng vùng huyện Ninh Giang, tỉnh Hải Dương đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050: Sở Kế hoạch và Đầu tư khẩn trương phối hợp với Văn phòng UBND tỉnh xây dựng và hoàn thiện Tờ trình, Dự thảo Nghị quyết về chủ trương đầu tư Dự án trên để kịp thời trình HĐND tỉnh tại Kỳ họp thường lệ cuối năm 2024.​ 

6. Về Đồ án Điều chỉnh quy hoạch chung thị xã Kinh Môn đến năm 2040 (điều chỉnh lần 2). 

6.1. Cơ bản thống nhất với nội dung Đồ án Điều chỉnh quy hoạch chung thị xã Kinh Môn đến năm 2040 (điều chỉnh lần 2) do Sở Xây dựng báo cáo, đề xuất tại Báo cáo số 267/BC-SXD, ngày 15/11/2024. 

6.2. Sở Xây dựng phối hợp UBND thị xã Kinh Môn và các cơ quan, đơn vị liên quan tiếp thu ý kiến tham gia của các đại biểu dự họp để hoàn thiện Đồ án. 6.3. Giao Sở Xây dựng phối hợp Văn phòng UBND tỉnh xây dựng và hoàn thiện Báo cáo của Ban cán sự đảng UBND tỉnh để báo cáo Ban Thường vụ Tỉnh ủy theo Quy chế làm việc. 

7. Về Đồ án Điều chỉnh quy hoạch vùng huyện Thanh Miện đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 (điều chỉnh lần 2). 

7.1. Cơ bản thống nhất với nội dung báo cáo tiếp thu giải trình ý kiến tham gia tại cuộc họp UBND tỉnh tháng 11/2024 (lần 4) về Đồ án Điều chỉnh quy hoạch vùng huyện Thanh Miện đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 (điều chỉnh lần 2) tại Báo cáo số 282/BC-SXD, ngày 25/11/2024 của Sở Xây dựng. 

7.2. Sở Xây dựng phối hợp Văn phòng UBND tỉnh xây dựng và hoàn thiện Báo cáo của Ban cán sự đảng UBND tỉnh để báo cáo Ban Thường vụ Tỉnh ủy theo Quy chế làm việc. 8. Về Dự thảo “Đề án thành lập Khu kinh tế chuyên biệt tỉnh Hải Dương”. 

8.1. Cơ bản thống nhất với nội dung Dự thảo “Đề án thành lập Khu kinh tế chuyên biệt tỉnh Hải Dương” tại Báo cáo số 4199/BC-SKHĐT, ngày 15/11/2024 của Sở Kế hoạch và Đầu tư. 

8.2. Các sở: Giao thông vận tải, Tài nguyên và Môi trường, Xây dựng, Công Thương, Tài chính, Cục thuế tỉnh và các cơ quan, đơn vị, địa phương liên quan tiếp tục tham gia ý kiến bằng văn bản đối với Đề án gửi Sở Kế hoạch và Đầu tư tổng hợp, hoàn thiện. 

8.3. Sở Kế hoạch và Đầu tư chủ trì: 

a) Tiếp thu ý kiến tham gia bằng văn bản và các ý kiến của các đại biểu dự họp để hoàn thiện Đề án; phối hợp với Văn phòng UBND tỉnh xây dựng Báo cáo của Ban cán sự đảng UBND tỉnh hoàn thành chậm nhất ngày 10/12/2024 để trình Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh theo Quy chế làm việc. 

Trong đó, lưu ý: 

- Tham khảo các địa phương có cơ chế đặc thù trên toàn quốc để bổ sung, đề xuất các trường hợp được phép áp dụng cơ chế ưu đãi đặc thù, báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, cho ý kiến chỉ đạo.​

- Rà soát danh mục các dự án ưu tiên đầu tư, thu hút đầu tư trong Khu kinh tế chuyên biệt theo chủ trương của Đảng và Nhà nước (đối với hạ tầng giáo dục, y tế, văn hóa, thể thao một phần được đầu tư bằng nguồn ngân sách nhà nước, đồng thời, bổ sung vào Danh mục các dự án ưu tiên thu hút đầu tư,…).

 - Hoàn thiện phương án sử dụng đất trong Khu kinh tế chuyên biệt, phân kỳ rõ theo từng giai đoạn 2026-2030 và sau năm 2030 để làm cơ sở đề xuất Thủ tướng Chính phủ phân bổ chỉ tiêu sử dụng đất. 

b) Phối hợp với Ban Quản lý các khu công nghiệp tỉnh đề nghị Viện Chiến lược phát triển – Bộ Kế hoạch và Đầu tư (đơn vị tư vấn lập Đề án) nghiên cứu cho ý kiến bằng văn bản: 

- Làm rõ các lĩnh vực đầu tư trong Khu kinh tế chuyên biệt cần có nhà đầu tư chiến lược. Các yêu cầu về số lượng (tối thiểu và tối đa), quy mô, tiêu chí, điều kiện của nhà đầu tư chiến lược cho từng lĩnh vực cần có; yêu cầu về thủ tục hồ sơ của nhà đầu tư chiến lược đề xuất tham gia đầu tư trong Khu kinh tế chuyên biệt, các nội dung cần thiết khác cần làm rõ đối với nhà đầu tư chiến lược. Hoàn thành, báo cáo kết quả thực hiện về Ủy ban nhân dân tỉnh chậm nhất ngày 10/12/2024 để làm cơ sở lựa chọn nhà đầu tư chiến lược có khả năng đáp ứng đầy đủ các điều kiện, tiêu chuẩn yêu cầu của Hội đồng thẩm định và Bộ Kế hoạch và Đầu tư. 

- Tham mưu về việc tổ chức phân khu chức năng và hệ thống hạ tầng khung trong Khu kinh tế chuyên biệt đối với 02 trường hợp: 

+ Trường hợp 1: Ngoài các khu công nghiệp đã có quy mô diện tích cụ thể theo Quy hoạch tỉnh, phần đất công nghiệp còn lại trong Khu kinh tế chuyên biệt chỉ xác định chung là đất công nghiệp mà không bắt buộc phải phân rõ thành từng khu công nghiệp có diện tích cụ thể. Quy mô ranh giới từng khu công nghiệp sẽ được xác định căn cứ vào nhu cầu và tình hình phát triển kinh tế xã hội của tỉnh khi tổ chức lập quy hoạch xây dựng. 

+ Trường hợp 2: Đề án bắt buộc cần nêu chi tiết số lượng, diện tích, ranh giới các khu công nghiệp thì xem xét phương án tổ chức phân khu chức năng thành 02 khu đất công nghiệp lớn vị trí liền nhau: (1) 01 khu công nghiệp diện tích khoảng trên 700ha có vị trí bám trục đường chính của khu kinh tế; (2) 01 khu công nghiệp lân cận với diện tích khoảng trên 400 ha; (3) các khu công nghiệp có diện tích nhỏ hơn còn lại ở các vị trí khác nhau trong khu kinh tế. c) Trên cơ sở văn bản tham mưu của đơn vị tư vấn, Sở Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với Ban Quản lý các khu công nghiệp, các sở, ngành có liên quan tham mưu, đề xuất, trình Ủy ban nhân dân tỉnh việc lựa chọn nhà đầu tư chiến lược có khả năng đáp ứng đầy đủ các điều kiện, tiêu chuẩn yêu cầu của Hội đồng thẩm định và Bộ Kế hoạch và Đầu tư. 

8.4. Sở Tài nguyên và Môi trường chủ động làm việc với Bộ Tài nguyên và Môi trường để làm rõ về điều kiện phân bổ chỉ tiêu đất cho khu kinh tế chưa được thành lập và các điều kiện cần chuẩn bị sau khi Đề án thành lập khu kinh tế chuyên biệt tỉnh Hải Dương được phê duyệt. 

Trên đây là kết luận của đồng chí Lê Ngọc Châu, Chủ tịch UBND tỉnh tại cuộc họp UBND tỉnh tháng 11 năm 2024 (lần 6).

TBhop UBND tinh thang 11 lan 6 (end).pdf