Theo đó, mục tiêu đề ra phát triển ngành Dược tỉnh Hải Dương theo đúng, phù hợp với định
hướng của quốc gia: Hiện đại hóa;
người dân được tiếp cận thuốc với mức chi phí hợp lý, dạng bào chế mới, hiện
đại; phát triển dược liệu, thuốc và các sản phẩm từ nguồn dược liệu trong nước
thành lĩnh vực sản xuất hàng hóa có chất lượng và giá trị cao.
Mục tiêu cụ thể đến năm 2023: Phấn đấu 100% thuốc được cung ứng chủ động, kịp thời cho nhu cầu
phòng bệnh, chữa bệnh; đảm bảo an ninh thuốc, đáp ứng yêu cầu quốc phòng,
an ninh, phòng, chống dịch bệnh, khắc phục hậu quả thiên tai, thảm họa, sự cố y
tế công cộng và các nhu cầu cấp bách khác về thuốc.
100% các đơn vị
y tế có sử dụng thuốc, vắc xin, sinh phẩm đạt tiêu chuẩn “Thực hành tốt bảo
quản thuốc – GSP”; Đảm bảo sử dụng thuốc hợp lý, an toàn, hiệu quả;
Thường xuyên triển khai, tuyên truyền, vận động thực hiện Đề án
“Người Việt Nam ưu tiên dùng thuốc Việt Nam”: tỷ lệ sử dụng thuốc sản xuất
trong nước/tổng số tiền sử dụng thuốc tại các cơ sở y tế/năm:
+ Bệnh viện tuyến tỉnh đạt thấp nhất là 50%.
+ Trung tâm Y tế tuyến huyện đạt thấp nhất là 75%.
Tăng cường sử dụng dược liệu, thuốc cổ truyền trong các cơ sở khám
chữa bệnh.
Tiếp tục xây dựng,
củng cố các dây chuyền sản xuất thuốc đạt tiêu chuẩn GMP- WHO, GMP-EU,
GMP-PICs hoặc tương đương nhằm tiếp nhận chuyển giao công nghệ, gia công
có phối hợp chuyển giao công nghệ sản xuất thuốc. Dự kiến đến năm 2030 trên
địa bàn tỉnh sẽ có ít nhất 03 dây chuyền sản xuất thuốc đạt tiêu chuẩn EU- GMP
về các dạng thuốc: viên, cốm, bột, hỗn dịch, nhũ dịch, bột pha tiêm, …;
Tiếp tục triển khai mở rộng các vùng/khu vực trồng dược liệu đạt tiêu
chuẩn GACP-WHO tại tỉnh Hải Dương: Có 03 - 04 vùng/khu vực trồng dược
liệu trên địa bàn tỉnh đạt tiêu chuẩn GACP-WHO; chủ động đảm bảo đủ nguồn
nguyên liệu đầu vào cho việc sản xuất thuốc dược liệu, thuốc cổ truyền trên địa
bàn tỉnh.
Duy trì bền vững đạt tỷ lệ 100% cơ sở kinh doanh thuốc đáp ứng tiêu
chuẩn thực hành tốt sản xuất thuốc, nguyên liệu làm thuốc (GMP), thực hành tốt
phân phối thuốc, nguyên liệu làm thuốc (GDP), thực hành tốt cơ sở bán lẻ thuốc
(GPP), thực hành tốt bảo quản thuốc, nguyên liệu làm thuốc (GSP).
100% các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có hoạt động sử dụng thuốc tổ
chức và triển khai các hoạt động dược lâm sàng. Tỷ lệ người làm công tác dược
lâm sàng đạt 01 người/100 giường bệnh nội trú và 02 người/1.000 đơn thuốc
được cấp phát cho bệnh nhân ngoại trú có thẻ bảo hiểm trong một ngày. Cung
cấp các dịch vụ chăm sóc dược chất lượng tốt.
Phấn đấu đạt tỷ lệ 4,0 dược sĩ/1 vạn dân, trong đó dược sĩ được đào tạo về
chuyên ngành dược lâm sàng đạt tối thiểu 20%.