Theo Kế hoạch, mục tiêu đề ra đảm bảo 95% - 100% cơ quan, đơn vị, tổ chức, địa phương tổ chức
phổ biến, thông tin kịp thời, đầy đủ các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan
tới quyền, nghĩa vụ của người lao động (NLĐ) và Người sử dụng lao động (NSDLĐ) trước và sau khi được ban hành theo
đúng chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao với nội dung, đối tượng và
hình thức phù hợp theo quy định của pháp luật.
Đảm bảo 100% văn bản quy phạm pháp luật, thông tin pháp luật về
lao động, quan hệ lao động và nội dung, yêu cầu thực thi cam kết quốc tế về lao
động được công khai kịp thời, đầy đủ, chính xác; cơ quan, đơn vị, tổ chức, địa
phương có trách nhiệm bảo đảm cho NLĐ và NSDLĐ được tiếp cận thông tin
thuận lợi, dễ dàng, nhanh chóng.
Hằng năm, các cơ quan, đơn vị, tổ chức trên địa bàn tỉnh thực hiện
tuyên truyền, phổ biến, cập nhật thông tin về pháp luật, chính sách pháp luật lao
động theo chức năng, nhiệm vụ được giao và tình hình thực tế của cơ quan, đơn
vị, ít nhất 03 cuộc.
Đảm bảo 95% - 100% các câu hỏi và đề nghị tháo gỡ vướng mắc
trong quá trình thực thi pháp luật lao động của NLĐ và NSDLĐ được tiếp nhận
và hướng dẫn, trả lời kịp thời.
Nâng cao nhận thức, trách nhiệm, thói quen tìm hiểu và thực hiện
pháp luật của NLĐ và NSDLĐ, đặc biệt là pháp luật về quan hệ lao động, lao
động đặc thù liên quan đến việc thực thi các cam kết quốc tế về lao động, nhất là
cam kết trong các Hiệp định thương mại tự do thế hệ mới mà Việt Nam là thành
viên về tự do hiệp hội và thương lượng tập thể; bình đẳng, không phân biệt đối
xử trong lao động; phòng chống lao động cưỡng bức; xoá bỏ lao động trẻ em…
Ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số trong công tác phổ biến giáo dục pháp luật (PBGDPL); Phối hợp với các cơ quan Trung ương để từng bước xây dựng hệ sinh
thái về phổ biến giáo dục pháp luật cho doanh nghiệp.
Xây dựng và duy trì cơ chế phối hợp chặt chẽ giữa các sở, ngành và
UBND các huyện, thị xã, thành phố; giữa cơ quan quản lý nhà nước với các tổ
chức đại diện người lao động tại doanh nghiệp trong việc PBGDPL cho doanh
nghiệp gắn với hoàn thiện hệ thống pháp luật và tổ chức thi hành pháp luật hiệu
quả liên quan đến doanh nghiệp, quan hệ lao động; triển khai các giải pháp xã
hội hoá công tác PBGDPL cho doanh nghiệp.
Nội dung về tuyên truyền phổ biến bao gồm: Pháp luật về lao động, quan hệ lao động; Nội dung, yêu cầu thực thi các cam kết quốc tế về lao động, nhất là các
cam kết trong các Hiệp định thương mại tự do thế hệ mới mà Việt Nam tham gia; Các chính sách có tác động lớn đến NLĐ và NSDLĐ.
Đối tượng tuyên truyền là các cơ quan, tổ chức tham gia thực hiện PBGDPL lao động; Cán bộ, công chức làm công tác PBGDPL; Trọng tài viên lao động cấp tỉnh và hoà giải viên lao động cấp huyện; NLĐ và NSDLĐ, nhất là NLĐ và NSDLĐ tại các huyện, thành phố, thị
xã, khu công nghiệp tập trung nhiều doanh nghiệp thâm dụng lao động, doanh
nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, doanh nghiệp có sử dụng nhiều lao động là
người dân tộc thiểu số, người khuyết tật.
Kế hoạch được tổ chức triển khai thực hiện trên phạm vi toàn tỉnh, trong đó
tập trung vào các địa bàn, khu công nghiệp có nhiều doanh nghiệp và NLĐ.
Kế hoạch được triển khai thực hiện từ năm 2024 - 2030.