Theo đó, các nội dung thi đua bao gồm:
1. Thi đua nâng cao nhận thức, đột phá về đổi mới tư duy, chuyển đổi số,
phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo, đổi mới phương thức lãnh đạo,
quản lý và mô hình hoạt động, điều hành từ “truyền thống” sang không gian số
dựa trên dữ liệu số. Gắn tuyên truyền các mục tiêu, nhiệm vụ của phát triển khoa
học, công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số với các nghị quyết, chương
trình hành động, chỉ tiêu, nhiệm vụ cụ thể về phát triển kinh tế, xã hội, bảo đảm
quốc phòng, an ninh.
2. Thi đua phát triển hạ tầng công nghệ thông tin cho phát triển khoa học,
công nghệ, đối mới sáng tạo, nhất là phát triển hạ tầng số, các ứng dụng công
nghệ số trên nguyên tắc “hiện đại, đồng bộ, an ninh, an toàn, hiệu quả, tránh
lãng phí”, gắn với công tác quản lý nhà nước trên các lĩnh vực, bảo đảm theo
hướng đi tắt, đón đầu.
3. Thi đua đẩy mạnh chuyển đổi số, ứng dụng khoa học, công nghệ, đổi
mới sáng tạo trong hoạt động của các cơ quan trong hệ thống chính trị, phát triển
dịch vụ công; tăng cường quản lý nhà nước và nâng cao hiệu quả giải quyết thủ
tục hành chính trên môi trường điện tử; nâng cao chất lượng cung cấp dịch vụ
công trực tuyến toàn trình; ứng dụng dữ liệu vào các tiện ích cho người dân,
doanh nghiệp, phục vụ quản lý, điều hành; kết nối và vận hành thông suốt các cơ
quan trong hệ thống chính trị, khai thác và sử dụng có hiệu quả tài nguyên số, dữ
liệu số.
4. Thi đua phát triển nguồn lực đầu tư phục vụ chuyển đổi số. Tập trung
nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo, chú trọng phát triển, trọng dụng nhân
lực chất lượng cao, nhân tài đáp ứng yêu cầu phát triển khoa học, công nghệ, đổi
mới sáng tạo và chuyển đổi số. Triển khai phong trào học tập trên các nền tảng
số để trở thành phong trào “học tập số”, thường xuyên, liên tục, phổ cập, nâng
cao kiến thức về khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo, kỹ năng số, công nghệ
số cơ bản trong cán bộ, công chức và nhân dân; phát động phong trào phát minh,
sáng chế, cải tiến, sáng kiến nâng cao hiệu quả công tác, hiệu suất công việc
trong mọi cơ quan, tổ chức và doanh nghiệp.
5. Thi đua phát triển kinh tế số, phát triển doanh nghiệp công nghệ số,
doanh nghiệp khoa học công nghệ và doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo. Thúc
đẩy mạnh mẽ hoạt động khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số
trong doanh nghiệp để nâng vao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp và nền
kinh tế.
6. Thi đua đảm bảo an ninh an toàn, bảo mật thông tin trên nền tảng số và
không gian mạng, phòng chống hiệu quả các hoạt động phá hoại, thâm nhập hệ
thống quản lý, điều hành chính quyền điện tử, kịp thời cảnh báo cũng như xử lý
các sự cố xảy ra trên địa bàn tỉnh.
7. Tăng cường hợp tác, nghiên cứu phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới
sáng tạo và chuyển đổi số; hợp tác với các doanh nghiệp công nghệ lớn để nghiên
cứu, phát triển, chuyển giao, tiên phong áp dụng công nghệ mới, mô hình mới phù
hợp với thực tiễn và điều kiện chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội của tỉnh.
8. Chú trọng ưu tiên, đẩy mạnh chuyển đổi số, ứng dụng khoa học, công
nghệ, đổi mới sáng tạo trong hoạt động của một số lĩnh vực trọng tâm sau:
- Lĩnh vực nông nghiệp và môi trường: Xây dựng, phát triển nông
nghiệp theo hướng công nghệ cao, chú trọng nông nghiệp thông minh. Ứng
dụng công nghệ số để tự động hóa các quy trình sản xuất, kinh doanh, việc truy
xuất nguồn gốc, mã vùng trồng, truy vết sản phẩm trong nền kinh tế tuần hoàn
gắn với phát triển hệ thống thương mại điện tử tập trung vào các sản phẩm chủ
lực, các sản phẩm OCOP; khuyến khích nông dân chuyển sang phương thức
giao dịch điện tử không sử dụng tiền mặt. Triển khai các nền tảng số về giám
sát, thu thập dữ liệu môi trường, quản lý tài nguyên, thiên nhiên, nguồn nước,
chất thải. Ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) hỗ trợ phân tích, cảnh báo thiên tai, ứng
phó với biến đổi khí hậu và bảo vệ môi trường.
- Lĩnh vực sản xuất công nghiệp: Chuyển đổi số trong lĩnh vực sản xuất
công nghiệp theo hướng chú trọng phát triển các trụ cột: xây dựng chiến lược và
cơ cấu tổ chức thông minh, xây dựng nhà máy thông minh, vận hành thông
minh, tạo ra các sản phẩm thông minh, xây dựng dịch vụ về dữ liệu và phát triển
kỹ năng số cho người lao động.
- Lĩnh vực Văn hóa, thể thao và du lịch: Đẩy mạnh chuyển đổi số trong
lĩnh vực văn hóa, thể thao và du lịch. Xây dựng Cổng thông tin Du lịch tỉnh Hải
Dương để phát triển công nghiệp du lịch, thu hút khách du lịch; xây dựng và
triển khai giải pháp du lịch qua hình ảnh đối với những di tích lịch sử quan trọng
của tỉnh; xây dựng các hệ thống giám sát an ninh, an toàn thông minh từ xa,
trung tâm thông tin và điều hành du lịch tại tất cả các điểm đến du lịch. 100%
công tác quản lý liên quan đến du lịch (các cơ sở cung cấp dịch vụ du lịch,
hướng dẫn viên, công ty khai thác du lịch…) được điện tử hóa, số hóa; hỗ trợ
công tác đào tạo, tập huấn, nâng cao thành tích cho các vận động viên. Khuyến
khích, thu hút đông đảo cộng đồng tham gia sáng tạo, sản xuất các sản phẩm văn
hóa số tích cực, lành mạnh và hướng thiện trên môi trường số. Tập trung xây
dựng cơ sở dữ liệu về văn hóa, thể thao, du lịch, số hóa thông tin về các di sản,
bảo tàng, thư viện,…
- Lĩnh vực tài chính - ngân hàng: Tập trung xây dựng và triển khai đồng
bộ thống nhất các hệ thống thông tin về hạ tầng mạng, cơ sở dữ liệu chuyên
ngành tài chính; xây dựng tài chính số, tài chính thông minh. Triển khai ứng
dụng toàn diện công nghệ số trong các ngành thuế, hải quan, kho bạc, chứng
khoán. Chuyển đổi số trong các ngân hàng thương mại; cung cấp dịch vụ ngân
hàng số theo hướng phát triển, đổi mới sáng tạo.
- Lĩnh vực giao thông vận tải và Logistics: Phát triển hệ thống giao thông
thông minh, tập trung vào các hệ thống giao thông đô thị, các tuyến đường tỉnh
lộ, quốc lộ. Chuyển đổi việc quản lý kết cấu hạ tầng giao thông, phương tiện
kinh doanh vận tải, quản lý người điều khiển phương tiện, cho phép quản lý kết
cấu hạ tầng giao thông số, đăng ký và quản lý phương tiện qua hồ sơ số, cấp và
quản lý giấy phép người điều khiển phương tiện số.
- Lĩnh vực y tế: Phát triển nền tảng hỗ trợ khám, chữa bệnh từ xa; xây
dựng và từng bước hình thành hệ thống chăm sóc sức khỏe và phòng bệnh dựa
trên các công nghệ số; ứng dụng công nghệ số toàn diện tại các cơ sở khám
bệnh, chữa bệnh; thực hiện liên thông dữ liệu khám bệnh, chữa bệnh trên Sổ sức
khỏe điện tử, Giấy chuyên tuyến, Giấy hẹn khám lại, kết quả xét nghiệm phục
vụ khai thác thông tin trong nhóm dịch vụ hồ sơ sức khỏe điện tử trên VneID;
thanh toán viện phí, hình thành các bệnh viện thông minh; xây dựng nền tảng
quản trị y tế thông minh dựa trên công nghệ số, tích hợp thông tin, dữ liệu, hình
thành cơ sở dữ liệu y tế của tỉnh, kết nối với cơ sở dữ liệu y tế Quốc gia.
- Lĩnh vực giáo dục: Phát triển nền tảng hỗ trợ dạy và học từ xa; ứng
dụng triệt để công nghệ số trong công tác quản lý, giảng dạy và học tập; số hóa
tài liệu, giáo trình; xây dựng nền tảng chia sẻ tài nguyên giảng dạy và học tập
theo cả hình thức trực tiếp và trực tuyến. 100% các cơ sở giáo dục triển khai
công tác dạy và học từ xa.
Ứng dụng công nghệ số để giao bài tập về nhà và kiểm tra sự chuẩn bị của
học sinh trước khi đến lớp học. Ứng dụng công nghệ số để đánh giá kết quả học
tập của người học.
- Lĩnh vực quốc phòng, an ninh: Xây dựng, hoàn thiện quy hoạch và
phát triển hạ tầng công nghệ thông tin gắn với bảo đảm an toàn, an ninh thông
tin, đáp ứng yêu cầu hiện đại hóa trong lực lượng vũ trang của địa phương. Xây
dựng cơ sở dữ liệu, số hóa trong quản lý, điều hành; chuẩn hóa hệ thống cơ sở
dữ liệu chuyên ngành. Tự động hóa chỉ huy các cấp trong quản lý, điều hành;
chỉ huy tác chiến, sẵn sàng chiến đấu và chiến đấu; ứng dụng công nghệ mô
phỏng trong huấn luyện, đào tạo, diễn tập Khu vực phòng thủ của các cấp, các
ngành và nghiên cứu phát triển các nền tảng số cho nhiệm vụ huấn luyện chiến
đấu, giáo dục chính trị, phát triển học liệu theo mô hình ODOL trong lực lượng
vũ trang tỉnh.
UBND tỉnh yêu cầu các phong trào thi đua phải được triển khai sâu rộng, đồng bộ, xuyên suốt
đến tất cả các cấp, các ngành, cán bộ, đảng viên, cộng đồng doanh nghiệp và
người dân trên địa bàn tỉnh, bảo đảm thiết thực, hiệu quả, với nội dung, hình
thức phong phú.
Thường xuyên rà soát, đề xuất biểu dương, tôn vinh, khen thưởng, động
viên kịp thời các nhà khoa học, nhà sáng chế, các doanh nghiệp, tổ chức, cá
nhân có thành tích trong phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và
chuyển đổi số.
Các sở, ban, ngành, địa phương coi trọng việc thực hiện Phong trào thi
đua là nhiệm vụ quan trọng, song hành cùng với sự lãnh đạo, chỉ đạo các nhiệm
vụ chính trị của cơ quan, đơn vị; tổ chức triển khai, kiểm tra, giám sát, đánh giá
việc thực hiện Phong trào thi đua; đề cao trách nhiệm của người đứng đầu tổ
chức, cơ quan, đơn vị và từng cá nhân liên quan.