Theo đó, mục tiêu Kế hoạch đề ra nhằm nâng cao kiến thức và thực hành về ATTP cho người quản lý, người sản
xuất, kinh doanh thực phẩm và người tiêu dùng. Đến hết năm 2025, 100% người
quản lý lãnh đạo; 96% người sản xuất, kinh doanh thực phẩm; 90% người tiêu
dùng có kiến thức và thực hành đúng về ATTP.
100% số xã, phường, thị trấn tổ chức hoạt động tuyên truyền, vận động và
kiểm tra, giám sát về an toàn thực phẩm.
Cải thiện rõ rệt tình trạng bảo đảm ATTP của các cơ sở sản xuất, kinh
doanh thực phẩm trên địa bàn tỉnh. Phấn đấu đến hết năm 2025, có từ 95% trở
lên cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm thuộc diện phải cấp giấy chứng nhận
được cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện ATTP; 90% cơ sở sản xuất, chế
biến, kinh doanh thực phẩm trên địa bàn tỉnh đạt yêu cầu về ATTP. Ngăn ngừa có hiệu quả tình trạng ngộ độc thực phẩm cấp tính, hạn chế
các bệnh truyền qua thực phẩm xảy ra trên địa bàn tỉnh. Tỷ lệ mắc ngộ độc thực
phẩm cấp tính dưới 6 người/100.000 dân.
Để thực hiện các mục tiêu trên, Kế hoạch cũng đưa ra các giải pháp như: Đẩy mạnh các Chương trình phối hợp giữa UBND các cấp với Uỷ ban
Mặt trận tổ quốc và các tổ chức thành viên trong tuyên truyền, vận động và giám
sát công tác bảo đảm an ninh, an toàn thực trên địa bàn tỉnh. Xây dựng văn bản
chỉ đạo, triển khai thực hiện đến từng đơn vị, đưa các tiêu chí về ATTP vào kế
hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
Tăng cường công tác thông tin, truyền thông các chủ trương, đường lối
của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về ATTP. Đổi mới hình thức, nội
dung phong phú, truyền thông trên đa phương tiện; kết hợp truyền thông thường
xuyên về kiến thức, chính sách, pháp luật về an toàn thực phẩm và tập trung đẩy
mạnh về thực hiện, bảo đảm an toàn thực phẩm trong các dịp cao điểm như Tết,
mùa lễ hội...bằng nhiều hình thức đa dạng, dễ tiếp cận, phù hợp với tình hình
thực tế tại địa phương
Định kỳ tổ chức các đoàn kiểm tra liên ngành, chuyên ngành trong
Tháng hành động vì an toàn thực phẩm, Tết Trung thu, Tết Nguyên đán, các dịp
lễ hội và các dịp khác trong năm. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, hậu kiểm đối với các cơ sở sản
xuất, kinh doanh thực phẩm trên địa bàn tỉnh và xử lý nghiêm đối với các tổ
chức, cá nhân vi phạm các quy định về an ninh, ATTP.
Tập trung thực hiện quyết liệt, đồng bộ các giải pháp, chủ động, ngăn
chặn phòng ngừa ngộ độc thực phẩm trên địa bàn tỉnh. Tăng cường giám sát mối nguy ô nhiễm thực phẩm; chủ động tổ chức
giám sát chất lượng thực phẩm lưu thông trên thị trường và các vùng sản xuất
trên địa bàn tỉnh, cảnh báo nguy cơ, truy xuất nguồn gốc thực phẩm không đảm
bảo an toàn.
Tiếp tục xây dựng, quy hoạch, phát triển các vùng sản xuất nông lâm
thủy sản an toàn; thúc đẩy, khuyến khích các cơ sở sản xuất, kinh doanh, chế
biến thực phẩm áp dụng hệ thống quản lý chất lượng tiên tiến (VietGAP,
HACCP, ISO 22000...); duy trì, phát triển các chuỗi sản xuất, cung ứng sản
phẩm an toàn và các mô hình quản lý ATTP, phát triển hệ thống phân phối thực
phẩm an toàn.
Thúc đẩy phát triển các làng nghề sản xuất thực phẩm đảm bảo an toàn,
chợ đầu mối nông sản thực phẩm an toàn. Tăng cường quản lý bảo đảm ATTP
đối với các làng nghề thực phẩm, các chợ, trung tâm thương mại.