Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch đề nghị các sở, ban, ngành, đoàn thể tỉnh và UBND các huyện, thị
xã, thành phố, các cơ quan, đơn vị phối hợp chỉ đạo tổ chức tuyên truyền đến
toàn thể cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong cơ quan, đơn vị
mình nhận biết các hình thức lừa đảo phổ biến như cuộc gọi, tin nhắn, gửi các
đường link để xác nhận; tuyên truyền trên các Cổng/Trang thông tin điện tử,
trang mạng xã hội (Facebook, Zalo, YouTube, TikTok…) và các kênh truyền
thông khác do cơ quan, đơn vị mình quản lý, vận hành; đồng thời kết hợp với
các hình thức tuyên truyền khác cho phù hợp, hiệu quả.
Đề nghị Báo Hải Dương, Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh; Phòng
Văn hóa, Khoa học và Thông tin, Trung tâm Văn hóa, Thể thao và Truyền
thông các huyện, thị xã, thành phố:
Tăng cường tuyên truyền các quy định của pháp luật về phòng, chống tội
phạm lừa đảo chiếm đoạt tài sản trên không gian mạng, nhất là: Luật An ninh mạng,
Luật Hình sự, các văn bản hướng dẫn thi hành pháp luật;
Những phương thức, thủ đoạn, đặc điểm nhận biết và cách phòng tránh đối
với loại tội phạm lừa đảo sử dụng công nghệ cao chiếm đoạt tài sản trên không gian
mạng. Trong đó, tập trung tuyên truyền về: Thủ đoạn gọi điện giả danh cán bộ Nhà
nước để lừa đảo chiếm đoạt tài sản; thủ đoạn lợi dụng lòng tham của các cá nhân
thông báo trúng thưởng lớn để chiếm đoạt thông tin cá nhân, tài khoản ngân hàng,
yêu cầu chuyển tiền; thủ đoạn chiếm quyền sử dụng tài khoản (mạng xã hội
Facebook, Zalo...), lập tài khoản mạo danh người khác, tuyển cộng tác viên làm việc
online, thủ đoạn lợi dụng công nghệ Deepfake làm giả cuộc gọi video,... để thực
hiện hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản;
Tầm quan trọng của việc bảo vệ các thông tin dữ liệu cá nhân; nâng cao ý
thức cảnh giác trong việc cung cấp các thông tin cá nhân cũng như việc xác thực con
người trước khi thực hiện việc chuyển tiền bằng hình thức internet banking; hậu quả,
tác hại của việc: bán, cho thuê, cho mượn tài khoản ngân hàng, để các đối tượng xấu
sử dụng tài khoản ngân hàng của mình phục vụ việc chuyển, nhận tiền, làm đầu ra
cho tài sản chiếm đoạt được;
- Kết quả công tác phòng ngừa, phát hiện, đấu tranh, ngăn chặn của lực lượng
chức năng với tội phạm lừa đảo sử dụng công nghệ cao, trên không gian mạng…;
Đề nghị UBND các xã, phường, thị trấn chỉ đạo Đài truyền thanh cơ sở trên địa bàn tiếp tục thực hiện nghiêm túc
các chỉ đạo của Đảng, Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Trưởng Ban
Chỉ đạo 138/CP về công tác phòng ngừa, đấu tranh tội phạm nói chung, tội phạm
lừa đảo chiếm đoạn tài sản nói riêng, trọng tâm là Chỉ thị số 21/CT-TTg ngày
15/5/2020 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường phòng ngừa, xử lý hoạt động
lừa đảo chiếm đoạt tài sản, Công điện 139/CĐ-TTg ngày 23/12/2024 của Thủ
tướng Chính phủ về tăng cường phòng ngừa, xử lý hoạt động lừa đảo chiếm đoạt
tài sản, sử dụng công nghệ cao trên không gian mạng và các văn bản chỉ đạo của
UBND tỉnh, Chủ tịch UBND tỉnh về công tác này.
Tiếp tục tuyên truyền về các phương thức, thủ đoạn, đặc điểm nhận biết và
cách phòng tránh đối với loại tội phạm lừa đảo chiếm đoạt tài sản trên không gian
mạng như: Giả danh cán bộ Nhà nước để lừa đảo chiếm đoạt tài sản; thủ đoạn lợi
dụng lòng tham của các cá nhân thông báo trúng thưởng lớn để chiếm đoạt thông tin
cá nhân, tài khoản ngân hàng, yêu cầu chuyển tiền; thủ đoạn chiếm quyền sử dụng
3
tài khoản (mạng xã hội Facebook, Zalo, YouTube, TikTok...), lập tài khoản mạo
danh người khác, tuyển cộng tác viên làm việc online...
Tuyên truyền theo khẩu hiệu “4 không, 2 phải”:
+ “4 không” là: (1) Không sợ (không hoảng sợ khi nhận được điện thoại,
tin nhắn, các thông tin mà người lạ mặt gửi đến có nội dung xấu liên quan đến cá
nhân và người thân); (2) Không tham (khi có người lạ gọi điện hoặc gửi tin nhắn
thông báo được trúng thưởng hoặc nhận được khoản tiền lớn không rõ nguồn gốc
thì không được tin lời các đối tượng); 3) Không kết bạn với người lạ (khi có
người lạ mặt trên mạng xã hội kết bạn làm quen không rõ là ai, mục đích thì
không nên kết bạn, bắt chuyện, nhất là không được cung cấp các thông tin cá
nhân để đối tượng có thể lợi dụng); (4) Không làm (khi các cá nhân không quen
biết yêu cầu cung cấp thông tin cá nhân hoặc yêu cầu chuyển tiền hay làm một số
việc thì tuyệt đối không được làm theo).
+ “2 phải” là: (1) Phải thường xuyên cảnh giác (chủ động bảo mật các
thông tin cá nhân, nhất là các thông tin quan trọng như: Thông tin thẻ căn cước
công dân; thông tin tài khoản ngân hàng; thông tin tài khoản mạng xã hội...); (2)
Phải tố giác ngay với cơ quan pháp luật khi có nghi ngờ (khi nhận được các cuộc
gọi, tin nhắn hoặc các nội dung nghi ngờ là hoạt động lừa đảo hoặc không có cơ
sở khẳng định nội dung thì các cá nhân phải báo ngay cho cơ quan pháp luật để
được hướng dẫn xử lý).